5 bài học lãnh đạo đã giúp Mary Barra - nữ CEO đầu tiên của tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ được tất cả nhân viên kính phục
Mary Barra được biết đến là nữ giám đốc điều hành đầu tiên của tập đoàn sản xuất ô tô General Motors. Nhờ phong cách lãnh đạo độc lập và đáng tin cậy, Barra được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá là một trong những CEO hiệu quả nhất hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.
Với tư cách là người đứng đầu General Motors, bà không chỉ khiến đưa ra những giải pháp khắc phục các quyết định sai lầm trong quá khứ của hãng mà còn mở rộng GM sang các lĩnh vực kinh tế khác. Dưới sự lãnh đạo của bà, hãng xe GM đã trở thành tiên phong trong ngành công nghiệp toàn cầu với thiết kế ô tô và công nghệ, chất lượng và an toàn sản phẩm, chăm sóc khách hàng và kết quả kinh doanh.
Một chuyên gia trong việc quản lý rủi ro đã khẳng định rằng nhiều nhà lãnh đạo cần học hỏi phong cách lãnh đạo của Mary Barra để giúp tổ chức của mình giải quyết khủng hoảng. Phong cách lãnh đạo của bà là nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp trong mọi lĩnh vực.
1. Có tầm nhìn chiến lược
Trả lời phỏng vấn với Fortune, bà cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là biến General Motors trở thành công ty có giá trị lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô”. General Motors trong năm đầu tiên dưới sự dẫn dắt của Barra rất đề cao tinh thần và văn hóa làm việc tại công ty cũng như sự an toàn của sản phẩm. Các sản phẩm lỗi đã bán ra thị trường đều được GM thu hồi và bồi thường xứng đáng.

GM dưới thời Barra luôn tìm cách sử dụng công nghệ để cung cấp giá trị cho khách hàng, nhằm giúp cuộc sống của họ trở nên an toàn hơn, dễ dàng hơn và luôn ưu tiên phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, mà điển hình là thương hiệu xe hơi Maven.
Bà cũng chia sẻ rằng, một chiến lược mạnh mẽ là lộ trình cần có để đạt được tầm nhìn của người lãnh đạo, song song với đó, CEO cần phải vạch ra chiến lược cho 5, 10 hay 20 năm tới. Đối với riêng GM, đó phải là một nơi không tồn tại tai nạn, không xả thải và không tắc nghẽn; đó phải là một nơi mà nhân viên cam kết đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của mọi sản phẩm.
2. Luôn có niềm tin với tổ chức của mình
Năm 2009, GM chính thức nộp đơn phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính. Thế nhưng, dưới sự dẫn dắt của Barra, bà luôn tin tưởng, tôn trọng nhân viên của mình và bà gọi là "tận dụng sự đa dạng của tư tưởng". GM đã có bước tiến lớn trong hoạt động kinh doanh tại thị trường Bắc Mỹ.
Bà được coi là người góp công lớn trong việc “hồi sinh” thương hiệu xe lừng lẫy một thời của nước Mỹ. Bằng chứng là sau khủng hoảng, bất chấp những khó khăn khách quan từ thị trường quốc tế, lượng xe tải và xe SUV bán ra của hãng trong thời gian gần đây vẫn tăng vọt. Cuộc vực dậy ngoạn mục của GM khiến thế giới ngưỡng mộ đến mức một bài báo từ The Economist đã nói rằng: "Không ai tin rằng GM sẽ trở lại vinh quang trước đây”.

3. Trao quyền nhiều hơn cho nhân viên
“Một lãnh đạo thực sự phải biết thừa nhận những điều mình không biết, phải chịu mở lời yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết. Đặc biệt, lãnh đạo phải thực sự lắng nghe những người mà mình đang dẫn dắt”, bà Barra chia sẻ.
Khi bàn về văn hóa làm việc trong công ty, Barra cho rằng người lãnh đạo nên trao quyền nhiều hơn và phải biết truyền cảm hứng cho mọi người, để họ không ngừng theo đuổi mục tiêu của công ty một cách trọn vẹn. Bà cũng đề nghị công ty tuyển dụng nhân viên với nhiều kỹ năng và có xuất thân từ nhiều vùng miền khác nhau, không quan trọng về giới tính.
Tại General Motors, Barra luôn trao quyền cho các phòng ban được đổi mới và sáng tạo, đồng thời cũng hiểu được xu hướng vĩ mô. “Để điều hành một doanh nghiệp thành công, bạn sẽ cần rất nhiều điều: Đúng người, đúng văn hóa và chiến lược đúng đắn. Để thành công, đội ngũ của bạn phải có sự đa dạng về ý tưởng và phải luôn sẵn sàng cộng tác với nhau một cách tích cực”, Barra trả lời phỏng vấn CNN.

Barra và bộ phận lãnh đạo trong GM luôn thúc đẩy cấp dưới tìm ra các giải pháp mới thông qua các chương trình giao lưu, kết nối. Barra tin rằng: "Việc mở rộng tư duy và ham học hỏi những kiến thức mới sẽ giúp GM tạo ra tương lai tốt đẹp hơn".
4. Nhân viên là tuyến phòng thủ đầu tiên
Chương trình “Lên tiếng vì sự an toàn” của GM đã nhận được rất nhiều sự đánh giá cao từ các chuyên gia trong giới. Để phá bỏ những bức tường cản trở giao tiếp giữa nhân viên và cấp trên, GM cho phép nhân viên gửi các vấn đề liên quan đến an toàn, có thể ẩn danh hoặc không, thông qua email, ứng dụng hoặc điện thoại. Ngay sau đó, đội điều tra của công ty sẽ xác định, xử lý từ những báo cáo đó.

Năm 2018, tại một nhà máy GM ở Brazil, nhân viên bảo vệ nhìn thấy một chiếc Chevrolet Spin đang đậu bỗng bốc cháy. Anh ta đã báo cáo vấn đề này và chiếc xe sau đó cũng được bàn giao cho đội kỹ thuật. Nguyên nhân được xác định là do trục quay của động cơ khởi động bị đoản mạch do nước có thể lọt vào bên trong hệ thống. GM đã phải thu hồi một loạt xe, đồng thời người bảo vệ đó được công nhận là Anh hùng An toàn của năm.
Maryann Combs, Phó chủ tịch phụ trách an toàn xe toàn cầu của GM cho rằng mỗi tháng họ nhận được vài trăm cảnh báo về an toàn từ nhân viên và đến gần 90% đã đính kèm tên. Cô cũng chia sẻ thêm: “Điều này thể hiện nền văn hóa về việc họ không ngại ghi tên mình và nói rằng tôi tự hào khi nói với bạn về một vấn đề an toàn. Đó là sự thay đổi văn hóa tích cực từ đội sản xuất đến đội phân phối”.
5. Biết chấp nhận sai lầm và không ngừng học hỏi
Chấp nhận mọi sai lầm là một trong những điều thể hiện bản lĩnh của người lãnh đạo. Một yếu tố lớn trong phong cách lãnh đạo là có tầm nhìn xa để đủ khả năng lèo lái đội ngũ vượt qua những thử thách luôn biến động mỗi ngày trong công việc.
Năm 2013, sau hơn 33 năm cống hiến cho công ty, Barra được bổ nhiệm vào vị trí CEO đầu tiên của GM. Đồng thời, bà cũng là CEO nữ đầu tiên trên thế giới của một tập đoàn ô tô lớn. Hai năm sau khi nhận chức, GM đã nhận bị Bộ Tư pháp Mỹ tuyên phạt gần 1 tỷ USD xung quanh vụ chậm thu hồi các mẫu xe bị lỗi công tắc đánh lửa khiến nhiều người thương vong. Barra chọn cách đối phó trực diện với khủng hoảng. Barra công khai xin lỗi khách hàng về các sai sót trên và trực tiếp đến thăm nhiều gia đình nạn nhân, đồng thời khẳng định, GM đã “biến cuộc khủng hoảng thành một chất xúc tác để thúc đẩy một sự thay đổi có ý nghĩa”. Bà cũng nhanh chóng thiết lập một quỹ bồi thường cho họ trước khi có bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào được đưa ra.
Trong một cuộc họp khẩn được tổ chức ngay sau vụ bê bối nổ ra, Barra tuyên bố trước Ban lãnh đạo GM: "Tôi không bao giờ lùi bước trước cái sai. Tôi muốn đưa kinh nghiệm đau xót này vĩnh viễn nằm trong ký ức của chúng ta".

Xử lý khủng hoảng một cách nhanh chóng và hợp lý, GM dần lấy lại được uy tín của mình trên thị trường. GM trong thời kỳ của Barra từ một tập đoàn ô tô phải tuyên bố phá sản trở thành công ty có doanh số tiêu thụ toàn cầu đạt 38,84 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Với những cống hiến không mệt mỏi và những thành công đã gặt hái được, năm 2015, Barra đã được Tạp chí Forbes bình chọn trong danh sách "100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới".
Phần kết
Barra là tấm gương điển hình cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới. Cho dù bạn là chủ sở hữu của một công ty khởi nghiệp có một số ít nhân viên, hoặc người đứng đầu một tập đoàn đa quốc gia sử dụng hàng ngàn công nhân trên toàn thế giới, có rất nhiều bài học lãnh đạo cốt lõi để rút ra từ Mary Barra.
Nữ CEO quyền lực nhất nhì ngành công nghiệp ô tô đã dạy cho chúng ta nhiều bài học về cách xử lý khủng hoảng doanh nghiệp, truyền niềm tin vào thương hiệu. Hãy đảm bảo rằng bạn và doanh nghiệp đã sẵn sàng chinh phục những thử thách mới trong tương lai, những khủng hoảng sẽ không còn là vấn đề khi bạn luôn có tài sản quý giá nhất, đó là những nhân viên trong công ty.
Từ những câu chuyện của GM, không chỉ Barra mà rất nhiều CEO trên thế giới nếu muốn doanh nghiệp của mình gặt hái được nhiều thành công thì phải đặt vai trò của con người lên hàng đầu. Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng GapoWork - nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức để truyền tải thông tin, thúc đẩy sự gắn kết của các thành viên trong tổ chức, nâng cao giá trị con người.
Qua những tính năng thân thiện của GapoWork như: Zoom không giới hạn tích hợp sẵn trên hệ thống, nhóm Chat, Nhóm chung, tính năng Khảo sát hay Thăm dò ý kiến,... lãnh đạo có thể kết nối, lắng nghe phản hồi từ chính nhân sự của mình một cách nhanh chóng về nội dung dự án, điểm nóng công việc, xử lý kịp thời.
Với sự trợ giúp đắc lực của nền tảng công nghệ số trong vận hành, quản lý công việc, GapoWork sẽ giúp tăng sự hiện diện của nhà lãnh đạo với đội ngũ nhân viên, xóa bỏ khoảng cách để tạo sự gắn bó trong tập thể.
83% khách hàng sau khi sử dụng GapoWork cho tổ chức của mình đều đồng ý rằng: “GapoWork hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng tương tác, kết nối đội ngũ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp”, 89% khách hàng trải nghiệm GapoWork đã khẳng định: “GapoWork thúc đẩy các hoạt động giúp giữ chân nhân tài, giảm thiểu tỷ lệ nhân sự nghỉ việc”.

Tháng 9/2021 vừa qua GapoWork đã có cú bắt tay ấn tượng với ứng dụng họp nhóm số một thế giới - Zoom và tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống. Hiện nay, GapoWork đang triển khai chương trình: Tài trợ 100% tài khoản GapoWork đã tích hợp tính năng Zoom không giới hạn cho 1000 doanh nghiệp và tổ chức:
Ngoài ra, sau cú bắt tay ấn tượng với ứng dụng họp nhóm số một thế giới - Zoom, GapoWork đã tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống. Hiện nay, GapoWork đang triển khai chương trình: Tài trợ 100% tài khoản GapoWork đã tích hợp tính năng Zoom không giới hạn cho 1000 doanh nghiệp và tổ chức:
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Bài viết liên quan