Cách để cải thiện Chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên
Chế độ đãi ngộ nhân viên là những gì mà tổ chức cung cấp cho nhân viên, ví dụ như phần thưởng và ưu thế mà nhân viên nhận so với hiệu quả công việc mà họ đạt được. Nói cách khác, chế độ đãi ngộ phù hợp với nhân viên là yếu tố giúp tổ chức đó níu giữ nhân sự tài năng ở lại với công ty.
Khá nhiều doanh nghiệp hiện nay đang dần tập trung vào việc thiết kế lại chính sách làm việc với giá trị cốt lõi là nhân sự. Thông qua đó, mọi nhân viên đều có cơ hội trải nghiệm trong môi trường làm việc tốt hơn.
Tại sao các doanh nghiệp cần thiết kế Chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên?
Ngoài những vấn đề quan trọng như: nâng cao chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, truyền thông, quảng cáo,... thì doanh nghiệp không thể bỏ qua vấn đề xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, đáng tin cậy và thúc đẩy văn hóa công ty nhằm giữ chân những nhân viên ưu tú nhất. Bởi những nhân viên phù hợp luôn biết cách làm việc hiệu quả để tạo ra giá trị lợi nhuận cho công ty.
Một số ý kiến cho rằng: chỉ cần đưa ra mức lương tốt, Chế độ đãi ngộ phù hợp là sẽ thu hút được nhiều nhân viên giỏi. Tuy nhiên, theo các báo cáo về chỉ số hài lòng đối với công việc của nhân sự cho thấy, không phải nhân viên nào cũng quyết định gia nhập doanh nghiệp vì chế độ hay phúc lợi hậu hĩnh. Trong nhiều trường hợp, nhân sự tài năng thường mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp với giá trị cốt lõi, định hướng tương lai phù hợp với khả năng, mục tiêu của họ.
Chính vì vậy, việc cải thiện Chế độ đãi ngộ nhân viên trong công ty không chỉ góp phần thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà còn thu hút những ứng viên tài năng.
Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có Chế độ đãi ngộ không phù hợp với nhân viên
- Tỷ lệ chuyển việc cao: Sau một thời gian dài làm việc từ xa với các cuộc họp trực tuyến diễn ra liên tục, các chuyên gia cho rằng: quen với work from home sẽ khiến nhiều nhân sự không muốn thay đổi hình thức làm việc của mình, có thể họ sẽ quyết định chuyển đổi công việc của mình khi bình thường mới.
- Lực lượng lao động suy yếu: Những doanh nghiệp thiếu đi sự liên kết giữa các cá nhân và tổ chức thường có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc rất cao. Một nghiên cứu chỉ ra rằng: 25% nhân sự rời bỏ tổ chức của họ là do không được ghi nhận và cảm thấy thiếu động lực cống hiến cho công ty. Khi một nhân viên bắt đầu nhận thấy những nỗ lực của mình không được công nhận, họ có xu hướng làm việc kém hiệu quả và quyết định dừng lại để chuyển sang một môi trường khác. Điều này làm cho lực lượng lao động của doanh nghiệp suy yếu và ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu suất công việc chung.
- Năng suất làm việc của nhân viên sụt giảm: Làm việc từ xa gây ra nhiều khó khăn trong việc trao đổi, tương tác thông tin với đồng nghiệp là lý do khiến cho nhân viên cảm thấy xa cách, thiếu tập trung dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất công việc. Tuy nhiên, tổ chức lại không có các hoạt động kết nối để cải thiện tinh thần tập thể. Điều này dẫn tới mối quan hệ hợp tác giữa các phòng ban bị mâu thuẫn, không hiểu hết ý kiến của đồng nghiệp gây ra tranh cãi,... Cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Gợi ý để cải thiện Chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên
Thúc đẩy sự phát triển cá nhân
Tính cách và ưu điểm của nhân viên chính là yếu tố giúp doanh nghiệp hiểu được phần nào cách thức để thúc đẩy sự phát triển cho từng thành viên. Một số nhân viên cho rằng, giá trị mà họ hướng đến khi gia nhập một tổ chức đó là học hỏi kinh nghiệm, phát triển kỹ năng và thử sức với những điều mới mẻ.
Do vậy, xác định nhu cầu của nhân sự là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của nhân viên và đội ngũ. Hãy tạo điều kiện và cơ hội cho nhân sự của tổ chức để họ được học hỏi nhiều hơn, phát triển những kỹ năng mới, hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình làm việc tại công ty. Ngoài ra, lãnh đạo, quản lý cũng nên phân chia công việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của nhân viên để họ hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả trước khi gợi ý cho họ những cơ hội mang tính thách thức hơn.
Có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đội ngũ
Nên đưa ra những chính sách phúc lợi hợp lý để nhân viên thấy rằng họ nỗ lực vì công việc, tổ chức là hoàn toàn xứng đáng. Nên cân bằng cuộc sống tinh thần và công việc bằng những hoạt động tập thể, liên hoan nhỏ hằng tuần, team building, thưởng KPI giúp nhân viên cảm thấy thoải mái với môi trường làm việc, qua đó gắn kết, hòa nhập hơn với đồng nghiệp.
Tạo ra sự thống nhất với mục tiêu chung
Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn đội ngũ của mình sẽ hướng tới mục tiêu chung để nâng cao năng suất làm việc và tạo ra một kết quả tốt. Tuy nhiên, một số tổ chức lại không đề cao việc công nhận và khen thưởng những nỗ lực của nhân sự khiến cho các thành viên thiếu động lực trong công việc, chán nản, không tập trung vào mục tiêu đã đề ra. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của cả bộ phận, công ty.
Vì vậy, các tổ chức nên giúp đội ngũ tin tưởng vào giá trị doanh nghiệp và cho họ thấy được giá trị đó nằm trong chính những công việc mà họ đang làm. Ghi nhận những đóng góp của nhân viên bằng cách sử dụng tính năng tạo Bài viết Ghi nhận trên nền tảng GapoWork để công nhận thành tích họ đạt được, tạo động lực và cổ vũ tinh thần cho họ làm việc chăm chỉ hơn. Bên cạnh đó, việc chia sẻ những câu chuyện liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chung của công ty bằng tính năng Post bài viết trên Bảng tin, Livestream… cũng là ý tưởng giúp nhân viên hiểu hơn về giá trị mà doanh nghiệp mình làm việc đang hướng đến.
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan