Chiến lược "tái thiết kế" nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngân hàng
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhiều ngân hàng xác định nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình phát triển chính là ươm mầm đội ngũ cán bộ, nhân viên tiềm năng nhằm xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh. Với kỳ vọng về một đội ngũ sở hữu kiến thức và năng lực đạt tiêu chuẩn cao, nguồn nhân lực này sẽ là nòng cốt để các ngân hàng tạo nên nền tảng vững chắc, tạo đà cho sự phát triển đột phá của doanh nghiệp trong nhiều năm tới.
Cùng GapoWork tìm hiểu chiến lược tái thiết kế nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngân hàng trong nội dung bên dưới nhé!
Những yếu tố cạnh tranh của nguồn nhân lực ngành ngân hàng
- Nhân sự lĩnh vực tài chính - ngân hàng thừa hay thiếu?
Theo nghiên cứu về tác động chuyển đổi số đối với việc làm ngành ngân hàng tại Ấn Độ, 70% công việc văn phòng sẽ được thay thế bởi AI. Công việc của các giao dịch viên, thẩm định cho vay, tư vấn đơn giản sẽ được thay thế bằng Chatbots, trợ lý giọng nói và xác thực tự động và công nghệ sinh trắc học. Ngoài ra còn có các vị trí về quản lý tài chính và kiểm soát tuân thủ, chống rửa tiền và chống gian lận sẽ không cần thiết đến nhân sự do đã được thực hiện dựa trên ứng dụng ML, AI, phân tích Big Data,...
Việc ngân hàng đang chuyển mình theo hướng phát triển công nghệ tiên tiến và sử dụng số hóa ngày càng tăng đã tạo ra mối đe dọa tới khoảng 20 - 25% nhân lực trong ngành ngân hàng ở các vị trí nhập dữ liệu, xác minh dữ liệu, giao dịch viên, thu ngân và phát hành bảo lãnh. Trên thực tế, trong những năm trở lại đây, xu hướng cắt giảm nhân sự đã diễn ra tại nhiều ngân hàng trên thế giới. Báo cáo của Wells Fargo vào năm 2019 chỉ ra việc Robot sẽ góp phần cắt giảm 200.000 việc làm trong ngành ngân hàng Mỹ ở thập kỷ tới.
Theo báo cáo RPA ngành tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 2021 - 2025 cho biết: “100% nhân viên nghiệp vụ ngân hàng nói rằng tỷ lệ thủ công trong công việc hàng ngày đạt mức trung bình tới cao. 62,5% nhân viên nghiệp vụ có mức hài lòng thấp tới trung bình đối với việc thực hiện các tác vụ thủ công hằng ngày”. Dự đoán trong giai đoạn 2022 - 2025, việc tối ưu vận hành bằng công nghệ là nhu cầu tất yếu của hầu hết các doanh nghiệp ngân hàng.
Song song với việc sụt giảm nhu cầu nhân sự thực hiện các công việc thủ công có thể được thay thế bởi ứng dụng số hóa nói trên thì ở một góc độ khác, chuyển đổi số cũng đặt ra nhu cầu nhân lực có các kỹ năng tương đương hoặc vượt trội hơn hẳn. Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Thanh toán nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra những biến động nhất định: "Theo nhiều dự báo toàn cầu, xu hướng số hóa sẽ khiến nhu cầu nhân lực phổ thông trong ngành tài chính giảm. Tuy nhiên, việc làm mới sẽ liên tục phát triển nhưng phần đông là đòi hỏi nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng số". Điều này đặt các ngân hàng vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt về đội ngũ nhân sự, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao.
Trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, một cán bộ ngân hàng cần có khả năng hoạt động độc lập cũng như trong nhóm. Mỗi cá nhân đều cần sở hữu khả năng giải quyết vấn đề tốt, linh hoạt, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decision), hiểu biết về pháp lý và các kỹ năng số như phân tích dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, quản lý dự án, quản lý quy trình...
Ví dụ như ứng viên ngành ngân hàng hiện nay cần có khả năng thích ứng, đổi mới sáng tạo cho các vị trí công việc mới như nghiên cứu, phát triển nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ mang tính cá nhân hóa, nâng cao trải nghiệm khách hàng... Ngoài ra, nhu cầu nhân sự về công nghệ như: chuyên gia an ninh mạng, nhà phân tích tín dụng, lập trình viên… cũng đẩy mạnh tính cạnh tranh nguồn nhân lực ngành ngân hàng lên ngày một cao hơn.
Tóm lại, nguồn nhân lực lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang nằm trong tình thế thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao nhưng lại thừa các lao động thủ công. Vậy các ngân hàng cần làm gì để giải quyết bài toán cân đối chính sách nhân lực mà vẫn nâng cao hiệu suất của đội ngũ?
- Bài toán thứ nhất - Thiếu nhân sự chất lượng cao
Thay đổi phương án tuyển dụng, tạo chiến lược nhanh - gọn - chất lượng
Một ngân hàng tại Canada có kinh nghiệm về tuyển dụng nhân tài chia sẻ, nhiều doanh nghiệp có quy trình tuyển dụng, chọn lọc nhân tài chậm chạp và quan liêu, bình quân họ mất đến 6 tháng để tìm được một ứng viên đáp ứng đúng các tiêu chí. Trong khi ngân hàng này chỉ mất 6 tuần để tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí đó. Yếu tố giúp họ đẩy nhanh quy trình tuyển dụng và chọn lọc người tài chính là tái thiết lập phương pháp tuyển dụng để cải thiện các bước khác nhanh chóng hơn. Nói như vậy có thể thấy, căn nguyên của việc xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao xuất phát từ việc có chiến lược cụ thể, rõ ràng cho việc tuyển dụng và cần bắt đầu từ khâu chọn lọc ứng viên phòng nhân sự.
Ngày nay một số ngân hàng đã đưa vào áp dụng hệ thống quản trị tuyển dụng - Applicant Tracking System (ATS) để tối ưu hoá toàn bộ quy trình tuyển dụng của ngân hàng. Tất cả các bước tìm kiếm nhân tài có thể thực hiện trên ATS thay vì thực hiện một cách truyền thống. Từ khâu tuyển dụng đến quy trình tiếp nhận nhân sự mới đều được chuẩn hóa thành một quy trình khép kín, nhanh gọn, chất lượng.
Thu hút nhân sự chất lượng cao cho doanh nghiệp
Xu hướng phát triển ngân hàng số trong thời đại công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy làn sóng trẻ hoá nhân sự cấp cao. Giờ đây, ngân hàng không chỉ tìm kiếm đội ngũ mạnh về chuyên môn, mà còn là những gương mặt trẻ có am hiểu về công nghệ giúp ngân hàng tiến xa hơn trong cuộc đua số hoá. Xu thế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong cải tiến hoạt động vận hành đang biến ngân hàng thành những nhà tuyển dụng năng động, sáng tạo, dần xóa bỏ quan niệm "làm ngân hàng" đồng nghĩa với những công việc sổ sách thủ công, giấy tờ nhàm chán.
- Bài toán thứ 2 - Tối ưu hiệu suất nguồn lực bằng ứng dụng công nghệ trong vận hành
Chuyên gia Dana Maor - lãnh đạo thực hành về hiệu suất con người và tổ chức - chuyên gia về quản trị nhân lực cho doanh nghiệp đã nhận định: “Việc số hoá bộ máy nhân sự và quy trình vận hành là cần thiết để cắt giảm tối đa chi phí không thực sự cần thiết ví dụ như kinh phí training, đào tạo định kỳ…. Việc quản lý hiệu suất làm việc của mỗi thành viên trong công ty sát sao hơn kết hợp với số hoá bộ máy có khả năng tối ưu một khoản chi phí khổng lồ cho tổ chức mỗi tháng, mỗi quý và hàng năm”.
McKinsey kiến nghị các ngân hàng nên sử dụng những công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá hiệu suất của mỗi thành viên nhằm xác định rõ năng lực nhân sự. Thông qua đó, các ngân hàng có thể tối ưu hóa động lực làm việc cho từng cá nhân, có phương án training, đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng của mỗi người ở các vị trí khác nhau, nhất là những nhân sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. McKinsey cho biết, trong một nghiên cứu vào năm 2019, một ngân hàng tại Mỹ đã giảm một nửa tỷ lệ tiêu hao nhân viên từ 30% xuống còn 15% và tiết kiệm 15 triệu USD chi phí đào tạo, tuyển dụng.
Đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ và đổi mới sáng tạo mang lại nhiều thay đổi trong mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ mà trước hết là cung ứng sản phẩm. Công nghệ số hỗ trợ các ngân hàng tối ưu hiệu suất nguồn nhân lực để cắt giảm các chi phí về lao động thủ công gây tốn kém thời gian, gia tăng ngân sách cho các hoạt động kết nối, cộng tác và phát triển kỹ năng cho đội ngũ để theo đuổi các tiêu chí đổi mới phù hợp.
Tổng kết
Chú trọng vào củng cố nguồn lực cốt cán của doanh nghiệp là “vũ khí tối thượng" dành cho các ngân hàng trong tương lai. Cuộc cạnh tranh tìm kiếm nhân tài trở thành nguồn lực nòng cốt chưa bao giờ hết nóng và có khả năng sẽ ngày càng khốc liệt. Nhưng nhìn chung, các ngân hàng vẫn cần định hình lại kế hoạch tái thiết kế nguồn lực rõ ràng hơn để có chiến lược thực hiện cuộc chuyển đổi nhanh chóng.
Việc tái cơ cấu nguồn lực nòng cốt chắc chắn sẽ giúp các ngân hàng khai thác tối đa sức mạnh của các nhân tài và gặt hái thành quả từ lực lượng lao động năng suất, chất lượng cao. Nguồn nhân lực đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan trọng và cần được đầu tư một cách có chiến lược để chinh phục các mục tiêu, nhưng tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tối ưu năng suất từng nhân sự để kết hợp với số hoá bộ máy vận hành một cách chất lượng nhất.
Ứng dụng công nghệ trong quá trình triển khai chiến lược tái thiết kế nguồn nhân lực đối với ngân hàng nói riêng, các doanh nghiệp nói chung là phương án thông minh và cần thiết ở thời điểm hiện tại. Việc lựa chọn một nền tảng công nghệ số đủ khả năng cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp kết nối, giao tiếp, cộng tác và quản lý công việc hiệu quả chắc hẳn là mong đợi của nhiều lãnh đạo.
Hiện nay, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn ưu tiên lựa chọn sản phẩm chuyển đổi số Make in Vietnam như GapoWork để tăng doanh thu, tối ưu hoá chi phí, vận hành bộ máy hiệu quả và quản trị rủi ro tốt trong thời đại cạnh tranh gắt gao về nhân lực. GapoWork - Nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ tối đa trong việc kết nối các thành viên, thúc đẩy hoạt động truyền thông nội bộ và phát triển văn hoá doanh nghiệp hiệu quả.
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan