Nhân viên của bạn có thật sự yêu công việc mà họ đang làm?
Chỉ số yêu nghề của nhân viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 6 người thì chỉ có 1 người thực sự hài lòng với công việc đang làm, 1 người cực ghét công việc của họ, số còn lại không yêu cũng không ghét bỏ. Vậy nên người đứng đầu các tổ chức cần thay đổi, cải thiện một số vấn đề để đào tạo và bồi dưỡng lòng yêu nghề của nhân viên.
Linkedin cho rằng “Có đến 48% người dùng thay đổi công việc trên nền tảng Linkedin”. Khi bắt đầu chán ghét công việc đang làm, người lao động có xu hướng chuyển sang một công việc khác ở môi trường mới. Điều này khiến cho doanh nghiệp phải gặp nhiều với khó khăn trong việc giữ chân nhân sự và quản lý công việc đạt hiệu suất cao.
Dưới đây là một vài phương pháp giúp nâng cao đam mê với công việc của đội ngũ nhân viên. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tạo môi trường làm việc đầy cảm hứng
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đoàn kết và đầy cảm hứng giúp cho nhân viên có tâm trạng vui vẻ, tập trung toàn bộ tinh thần để làm việc chăm chỉ hơn. Một nơi làm việc ồn ào, đầy sự đố kị, đấu đá lẫn nhau chỉ khiến nhân sự cảm thấy chán ghét công việc và môi trường nơi họ đang làm.
Môi trường làm việc ôn hòa, không khí cởi mở cùng với văn hóa doanh nghiệp mang nét đặc trưng có thể giúp đội ngũ dễ dàng giao lưu, hợp tác, thúc đẩy xây dựng tinh thần trách nhiệm khi làm việc với các đồng nghiệp và lãnh đạo của mình.
Ngoài những giờ làm việc căng thẳng, tổ chức một số hoạt động chia sẻ để nhân viên có cơ hội trò chuyện và hiểu nhau hơn qua Nhóm chung, nhóm Chat. Lan tỏa giá trị cốt lõi, tầm nhìn và văn hoá doanh nghiệp của tổ chức bằng Livestream, các bài Post ngay trên nền tảng giao tiếp GapoWork. Điều đó giúp nhân sự cởi mở hơn trong câu chuyện với đồng nghiệp và bắt nhịp với cuộc sống nơi công sở.
Tập trung phát triển điểm mạnh của nhân viên
Nhân viên là tài sản quan trọng của một tổ chức vì thế hãy chú trọng vào việc tạo cơ hội cho họ phát triển bản thân và tỏa sáng tại nơi làm việc. Theo Gallup, khi các nhà quản lý tập trung phát triển điểm mạnh của nhân viên sẽ thúc đẩy sự tham gia đáng kể vào công việc đồng thời tăng sự hài lòng của nhân sự đối với công việc họ đang làm.
Khi có một nhân viên tiềm năng hay xuất sắc trong nhóm, quản lý nên cho cá nhân đó phụ trách dự án mới. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho đội ngũ càng nhiều thì tinh thần yêu nghề của họ càng cao. Bằng việc sử dụng tính năng Quản lý công việc (Minitask) trên nền tảng GapoWork, quản lý có thể giao việc đúng người, vào đúng thời điểm. Lãnh đạo dễ dàng kiểm soát deadlines, phân chia quản lý dự án, đầu việc cụ thể và nhắc nhở tiến độ làm việc của đội ngũ. Các thành viên trong nhóm cũng sẽ linh hoạt quản lý công việc theo trạng thái hiển thị (cần làm, đang làm, hoàn thành), nhân sự sẽ không bỏ sót đầu việc, nâng chất lượng và đẩy nhanh quá trình làm việc hơn. Nhờ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và hiệu quả phối hợp chéo giữa các phòng ban trong tổ chức.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng tính năng Quản lý công việc trên GapoWork
Chọn đúng người quản lý
Theo Gallup, nguyên nhân khiến các nhân viên hạn chế tham gia vào hoạt động tập thể cũng như không muốn gắn bó với công việc là do khả năng quản lý kém của cấp trên. Để thúc đẩy mức độ tham gia của nhân viên, ban lãnh đạo cần chọn nhà quản lý coi trọng việc giao tiếp và hợp tác minh bạch. Đây chính là hai yếu tố chính tạo ra một nơi làm việc tốt và thúc đẩy nhân viên gắn kết hơn.
Sức mạnh từ tấm gương của người quản lý trong doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến lời nói và hành động của nhân viên. Nếu người quản lý muốn khích lệ nhân viên làm việc tích cực thì đầu tiên họ cần tự động viên bản thân, thay đổi để cảm thấy hài lòng và yêu công việc hơn, sau đó trở thành tấm gương sáng cho nhân viên học tập.
Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng
Mỗi nhân viên đều mong muốn phát huy hết năng lực và có lộ trình thăng tiến rõ ràng trong công việc. Khi ban lãnh đạo và quản lý tạo cơ hội cho nhân viên phát triển kế hoạch nghề nghiệp của mình sẽ khiến cho họ cảm thấy yêu công việc hơn. Bên cạnh đó, nhờ sự rõ ràng và minh bạch, đội ngũ tập thể có động lực để nâng cao khả năng làm việc, tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, ghi nhận công sức làm việc và thành tích của nhân sự cũng là một cách để nhân viên cảm thấy được quan tâm, coi trọng và cố gắng hơn trong công việc. Ban lãnh đạo và quản lý có thể biểu dương thành viên có thành tích tốt trong công việc bằng Bài viết Ghi nhận để thể hiện sự tin tưởng, tín nhiệm về vị trí của họ trong đội ngũ,…
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan