Tính năng
Tại sao nên chọn GapoWork
Tin tức
GapoWork cho người Việt

Những bài học quản trị ‘quý hơn vàng’ của ông trùm dầu mỏ giàu nhất nước Mỹ - John D. Rockefeller

John D. Rockefeller - chủ tịch kiêm nhà sáng lập Standard Oil Company trở thành vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1916. Thời điểm đó, tài sản của Rockefeller xấp xỉ 2% giá trị nền kinh tế Hoa Kỳ tương đương với gần 30 tỷ USD ngày nay. Ông đã đưa Standard Oil trở thành công ty dầu khí lớn nhất thế giới và bản thân ông trở thành người giàu nhất thế giới qua nhiều thập kỷ, cho đến nay, vẫn chưa có ai có thể phá vỡ kỷ lục này của ông. Tính đến năm 2021, tổng tài sản của Rockefeller gần như có giá trị bằng tài sản của Elon Musk và Jeff Bezos cộng lại.

Với những bí quyết quản trị kinh điển, ông trùm dầu mỏ đã đưa doanh nghiệp này thống trị hơn một nửa sản lượng dầu nước Mỹ vào những năm thế kỷ 19 – 20. Nhà ghi chép tiểu sử của Rockefeller – Ron Chernow cho rằng, phong cách lãnh đạo cương quyết đã giúp Rockefeller trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới. Lịch sử nước Mỹ ghi nhận, John Davison Rockefeller vừa khiến người ta khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng vừa kính nể bởi những tư duy lãnh đạo xuất chúng.

Những bài học quản trị ‘quý hơn vàng’ của ông trùm dầu mỏ giàu nhất nước Mỹ - John D. Rockefeller - Ảnh 1

Biến thách thức thành cơ hội

“Bí quyết để thành công là làm tốt những điều bình thường theo cách không bình thường… Tôi luôn cố gắng biến các mối nguy thành các cơ hội” – Rockefeller chia sẻ.

Vào đầu những năm 1880, ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ bị đe dọa khi nguồn cung dầu ở Pennsylvania cạn kiệt, duy chỉ còn nguồn cung ứng dầu của Nga phục vụ thị trường nước ngoài do Standard Oil nắm giữ. Rockefeller đã can đảm đặt cược tương lai của công ty vào các nguồn dầu ở Ohio, mặc kệ nhiều người đánh giá là không an toàn. Rockefeller vẫn tin rằng dầu Ohio có thể được tinh chế, và ông đã thuê 2 nhà hóa học để giải quyết vấn đề này.

Rockefeller nhận ra đây cũng chính là lúc thực hiện kế hoạch thân tóm các công ty về tay mình. Chỉ trong vòng 2 tháng, Standard Oil thâu tóm đến 22 trong 26 đối thủ tại Cleveland (Ohio). Thời điểm này Standard Oil trở thành hãng dầu khổng lồ sở hữu nhiều tàu dầu với tải trọng hàng trăm ngàn thùng, nhiều nhà kho, vô số nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dầu và không ngừng tìm mọi cách “thôn tính” các công ty cạnh tranh.

Đến năm 1879, cuộc chiến này gần như kết thúc. Standard Oil là người chiến thắng. Công ty này kiểm soát 90% lĩnh vực lọc dầu của nước Mỹ, đồng thời cũng thống lĩnh các đường ống, hệ thống đầu mối của Vùng đất dầu và làm chủ luôn cả hệ thống vận tải. Lúc này, báo chí Mỹ liên tục nói về sự bành trướng không mệt mỏi của Rockefeller. Người ta nói mỗi sáng thức dậy, tài sản Rockefeller lại phình to hơn, thậm chí từng giây.

Tính kiên trì

“Nếu muốn thành công, anh phải thử những hướng đi mới thay vì cứ đi vào những lối mòn đã được mọi người công nhận… Tôi nghĩ điều đó đòi hỏi lòng kiên trì” – Rockefeller khuyên nhủ. Ông không bao giờ ngại ngần làm những việc mà mình chưa bao giờ làm. Đây chính là bí quyết giúp ông luôn tiến về phía trước, ngay cả khi đang bị nghi ngờ và chỉ trích từ công chúng.

Những bài học quản trị ‘quý hơn vàng’ của ông trùm dầu mỏ giàu nhất nước Mỹ - John D. Rockefeller - Ảnh 2

Rockefeller bắt đầu mục tiêu trở thành người giàu có bằng sự kiên trì và ông đã áp dụng nó vào việc học ở trường. Với mong muốn tìm được một vị trí ở công ty lớn và danh tiếng để có cơ hội học hỏi và phát triển, ông lập danh sách những doanh nghiệp, ngân hàng và công ty được đánh giá cao nhất. Mỗi ngày, Rockefeller mặc bộ vest màu tối màu, cạo râu và đánh bóng giày ra đường tìm việc. Tại mỗi công ty, ông đều xin được nói chuyện với người đứng đầu rồi sau đó vào thẳng vấn đề: "Tôi có kiến thức về kế toán và tôi muốn làm việc ở đây".

Thị trường lao động lúc bấy giờ rất khắt khe và phản hồi ông nhận được không mấy khả quan. Không ai muốn thuê một cậu nhóc 16 tuổi làm việc do đó rất ít người thật sự muốn tiếp chuyện với ông. Từ sáng sớm đến chiều tối, 6 ngày một tuần, trong 6 tuần, lăn lội suốt một mùa hè nóng rực ở Cleveland, khắp các con đường đến khi đôi chân đau nhức, Rockefeller vẫn tiếp tục hành trình tìm việc. Cuối cùng, vào ngày 26/9/1855, ông đã nghe được câu mình hằng mong đợi: "Chúng tôi sẽ cho cậu một cơ hội". Công ty sản xuất nhỏ Hewitt & Tuttle đang cần gấp một trợ lý kế toán, và đề nghị Rockefeller vào làm việc ngay lập tức. Kể từ đó, bước ngoặt cuộc đời đã thay đổi số phận của một người đàn ông bản lĩnh.

“Con đường đi đến hạnh phúc có hai nguyên tắc rất đơn giản. Đi tìm điều làm anh quan tâm và cố để làm tốt, sau đó hãy đặt hết tâm hồn, nỗ lực, tham vọng và khả năng tự nhiên của mình vào đó” – Rockefeller bày tỏ quan điểm. Tham vọng của ông không bao giờ dừng lại. “Tôi có những cách làm ra tiền mà anh chưa bao giờ biết đến”, Rockefeller từng nói như vậy. Ông là người luôn có những ước mơ lớn và sẵn sàng theo đuổi chúng bằng mọi giá.

Những bài học quản trị ‘quý hơn vàng’ của ông trùm dầu mỏ giàu nhất nước Mỹ - John D. Rockefeller - Ảnh 3

Tôn trọng nhân viên

Theo Chernow, biệt tài của John D. Rockefeller là tạo động lực cho nhân viên. Các thành viên trong công ty của ông thường được gọi là "gia đình Standard Oil", và mọi người làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu của công ty. Rockefeller thường xuyên thúc đẩy tinh thần. Rockefeller tin tưởng vào việc dành cho nhân viên của mình lời khen ngợi, nghỉ ngơi thoải mái để có được công việc tốt nhất từ họ. Ông đã thưởng cho nhân viên của mình những kỳ nghỉ dài và mức lương đầy đủ với điều kiện là họ cam kết đáp ứng được công việc và không rời xa doanh nghiệp quá lâu.

“Tôi thà kiếm được 1% nỗ lực của 100 người khác hơn là 100% từ chính nỗ lực cá nhân tôi”, Rockefeller khẳng định.

Mặc dù ông hiếm khi ca ngợi nhân viên nhưng Rockefeller ủy quyền và đề cao khả năng làm việc độc lập cho những nhân viên có năng lực. Vì những đặc điểm này, các nhân viên của Standard Oil "có xu hướng tôn kính Rockefeller và tranh giành để làm hài lòng ông ấy", Chernow viết. Thay vì đưa ra các mệnh lệnh trực tiếp, Rockefeller thường bày tỏ các quyết định của mình dưới dạng khuyến khích hoặc đặt câu hỏi. Vị tỷ phú này cũng làm việc dựa trên sự nhất trí của mọi người.

Ông từng nói: "Lãnh đạo tốt bao gồm việc chỉ cho những người bình thường cách làm công việc của những người cấp trên”. Khi lãnh đạo tôn trọng với nhân viên, nhân viên sẽ trung thành với nơi làm việc đó. Các nhà lãnh đạo nên biết tên của tất cả mọi người trong bộ phận và làm cho một điểm để đến thăm nhân viên thường xuyên để lắng nghe nhu cầu của họ.

Đam mê làm giàu để cải thiện cuộc sống cộng đồng

“Nếu mục đích duy nhất của anh chỉ là trở nên giàu có, anh sẽ không bao giờ đạt được điều đó”, Rockefeller chia sẻ. Mặc dù đã giàu có nhưng Rockefeller luôn nghĩ đến việc đóng góp trở lại cho xã hội một cách tốt nhất. Ông tâm niệm cho đi và làm những điều tốt hơn cho nhân loại là một nhiệm vụ của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với William Hoster, Rockefeller tuyên bố: "Được sở hữu món quà Chúa ban, tôi tin rằng nhiệm vụ của tôi là kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền để sử dụng số tiền tôi kiếm được vì lợi ích của đồng loại theo mệnh lệnh của lương tâm tôi."

Những bài học quản trị ‘quý hơn vàng’ của ông trùm dầu mỏ giàu nhất nước Mỹ - John D. Rockefeller - Ảnh 4

Ông trùm kinh doanh thực sự tin rằng Chúa đã giúp mình có thể kiếm tiền để sử dụng vào những mục đích có ích cho xã hội. Như ông đã viết trong cuốn “Random Reminiscences of Men and Events”: "Tôi biết không có gì đáng khinh bỉ và thảm hại hơn một người đàn ông dành tất cả các giờ của ngày thức dậy để kiếm tiền vì lợi ích của tiền”. Theo tờ New York Times tiết lộ, ông đã ủng hơn 530 triệu đô la cho các hoạt động từ thiện từ năm 1855 đến năm 1934.

Phần lớn những món quà trị giá hàng triệu đô la được chuyển đến các quỹ của ông: Viện Nghiên cứu Y khoa Rockefeller, Quỹ Rockefeller, Đài tưởng niệm Laura Spelman Rockefeller và Hội đồng Giáo dục Chung. Ông cũng cung cấp tiền để tài trợ cho Đại học Chicago và Trường Vệ sinh và Y tế Công cộng Johns Hopkins. Nghiên cứu khoa học mà ông tài trợ đã cung cấp vắc-xin cho viêm màng não và sốt vàng da. Ông cũng thành lập RSC, một tổ chức loại bỏ giun móc, một căn bệnh gây khó khăn cho 40% những người sống ở miền Nam. Hầu hết tài sản của Rockefeller đều dành cho việc cải thiện sức khỏe cộng đồng, đào tạo các chuyên gia y tế, tăng cơ hội giáo dục và hỗ trợ các nhà thờ.

Phần kết

Có thể, trong mắt những người chỉ trích, Rockefeller là một nhà tư bản tham lam, là người đã phá vỡ sự cạnh tranh và tạo ra sự độc quyền. Song, đối với những người ủng hộ Rockefeller, ông lại được xem là một doanh nhân thiên tài. Họ coi ông là tấm gương cho mẫu đàn ông tự lập ý tưởng, ổn định được một ngành công nghiệp kinh doanh bất ổn, tạo công ăn việc làm, hạ giá dầu và là nhà từ thiện vĩ đại nhất trong lịch sử.

Và, nếu có một nguyên tắc bao quát về thành công, hạnh phúc và giàu có của vua dầu mỏ John D. Rockefeller thì nó được gói gọn trong câu nói sau: "Tôi thà kiểm soát chính mình còn hơn để người khác kiểm soát tôi”.

Bên cạnh việc học tập theo phong cách lãnh đạo và phong cách sống của Rockefeller, bất cứ nhà quản trị nào cũng có thể đưa công nghệ vào áp dụng để nâng cao khả năng lãnh đạo của mình với GapoWork - Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện.

Những bài học quản trị ‘quý hơn vàng’ của ông trùm dầu mỏ giàu nhất nước Mỹ - John D. Rockefeller - Ảnh 5

Với hơn 6 tháng ra mắt, GapoWork trở thành giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp và tổ chức:

  • Giao tiếp và kết nối tổ chức hiệu quả.
  • Giao việc thông minh, giúp nâng cao hiệu suất công việc.
  • Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển truyền thông nội bộ.
  • Tối ưu hoá chi phí vận hành.

96% khách hàng đồng ý rằng: “GapoWork hỗ trợ rất nhiều trong việc thúc đẩy tương tác giữa các thành viên, nâng cao hiệu quả làm việc đội nhóm, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và gắn kết đội ngũ nhân sự”; 89% khách hàng sau khi trải nghiệm GapoWork đã khẳng định: “GapoWork thúc đẩy các hoạt động trao đổi, làm việc nhóm hiệu quả”.

GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn

Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Nhận tư vấn
GapoWork - Không gian làm việc số sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn