Tính năng
Tại sao nên chọn GapoWork
Tin tức
GapoWork cho người Việt

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả?

Nhiều nhà lãnh đạo vẫn đang loay hoay không biết nên áp dụng phương pháp nhân trị, pháp trị hay kỹ trị cho định hướng với doanh nghiệp của mình. Bài toán này phụ thuộc vào một phần tư duy quản trị doanh nghiệp của người đứng đầu tổ chức. Đặc biệt, những triết lý nghệ thuật về lãnh đạo như nhân trị, pháp trị và nhân trị đang được các “ông lớn" như FPT, Viettel, G-Group áp dụng và gặt hái nhiều thành quả vượt trội, trở thành những ví dụ điển hình được các tổ chức khác tán dương, học hỏi.
Cùng khám phá những dấu ấn đặc biệt trong ba phong cách lãnh đạo này nhé!

Kỹ trị - G-Group tiên phong quản trị

Phương pháp kỹ trị là hình thức mới và hiện đại hơn khi các tổ chức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản trị tổ chức. Khi sử dụng hình thức quản trị này, doanh nghiệp thúc đẩy năng suất và hiệu quả, tối ưu vận hành nhờ gắn kết đội ngũ đồng thời có thể giảm thiểu sai lầm và lãng phí không đáng có. Đối với phương pháp kỹ trị, người lãnh đạo cần phải nắm được cả kỹ thuật công nghệ và quản trị hiệu quả để phụ trách và phân quyền cho những nhân sự giỏi.

Tập đoàn Công nghệ G-Group - một trong những nơi tiên phong khi ứng dụng các loại hình công nghệ hiện đại, tự động hóa tất cả các quy trình trong tổ chức từ chấm công bằng vân tay, nhận diện gương mặt cho đến ứng dụng nền tảng số hỗ trợ đội ngũ kết nối, tương tác và làm việc. Sau thời gian phát triển và mở rộng quy mô, G-Group có 11 công ty thành viên với hơn 1000 nhân sự, nhận thấy không thể quản lý và vận hành bằng cách thủ công, G-Group quyết định thiết kế GapoWork - nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp, cung cấp bộ công cụ toàn diện hỗ trợ tương tác, giao tiếp trong đội ngũ đồng thời thúc đẩy xây dựng văn hoá doanh nghiệp bền vững. Đại diện ban lãnh đạo G Group chia sẻ: “Nhờ áp dụng thành công GapoWork, Tập đoàn Công nghệ G-Group được Tạp chí Nhân sự hàng đầu châu Á HR Asia tôn vinh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2021”.​​

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 1

Nhận danh hiệu “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2021”, ông Phùng Anh Tú – Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ G-Group chia sẻ: “Trong bối cảnh đại dịch, bên cạnh trách nhiệm xã hội và sự đóng góp cho cộng đồng, xây dựng môi trường làm việc nhân văn, truyền cảm hứng với chiến lược phát triển con người phù hợp cũng là sứ mệnh và mục tiêu chúng tôi hướng tới. G-Group luôn nỗ lực tạo điều kiện để mọi nhân sự phát huy khả năng, đóng góp giá trị cho tổ chức và cùng lan tỏa những năng lượng tích cực.”

Đội ngũ truyền thông nội bộ G-Group sử dụng GapoWork như một mạng xã hội nội bộ hàng ngày chia sẻ các giá trị cốt lõi, văn hóa ghi nhận được thực hiện một cách đều đặn và hiệu quả. Nhờ đó mà văn hóa doanh nghiệp tại G-Group vô cùng mạnh mẽ và thống nhất đã giúp tất cả mọi người có cùng một mục tiêu và sống trong Tầm nhìn chung.

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 2

Trong thời điểm giãn cách xã hội vì dịch bệnh, G-Group vẫn có thể vượt mốc doanh thu và phát triển mạnh mẽ trong khi vô số doanh nghiệp giải thể. Trả lời cho câu hỏi này, bà Nghiêm Kim Chi - Trưởng ban Nhân sự G-Group cho hay: “Chúng tôi xây dựng môi trường làm việc và sinh hoạt online cởi mở, thân thiện và minh bạch. Bằng cách sử dụng các tính năng của GapoWork, toàn thể nhân viên G Group dễ dàng giữ kết nối thông qua không gian làm việc trực tuyến”.

  • Thông qua các tính năng Khảo sát, Thăm dò ý kiến, Hỏi ẩn danh để thu thập nhanh chóng ý kiến và xử lý vấn đề kịp thời của đội ngũ nhân viên theo thời gian thực.
  • Các hoạt động tương tác, gắn kết tinh thần đội nhóm được triển khai mạnh mẽ qua các nhóm chung, nhóm chat.
  • Bằng tính năng Zoom không giới hạn có sẵn trên GapoWork, G-Group dễ dàng tổ chức các buổi đào tạo nhân viên mới, cải thiện chuyên môn nghiệp vụ.
  • Nhờ có tính năng Quản lý công việc, quản lý lịch biểu, G-Group dễ dàng phân quyền, giao việc đến đúng người, đúng bộ phận, đồng thời theo dõi và kiểm soát tiến độ các dự án sát sao.

Nhân trị tại FPT: Lấy nhân nghĩa - đạo lý làm gốc

Hơn 34 năm qua, kim chỉ nam của FPT là: “Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi thành công của FPT”. Vì vậy tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam luôn đầu tư cho việc tìm kiếm và phát triển nhân sự đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo. Theo đó, chặng đường hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo tại FPT được thể hiện rõ nét với phương pháp Nhân trị.

Anh Hoàng Minh Châu, thành viên hội đồng sáng lập FPT, cố vấn Cao cấp về Văn hoá FPT cho rằng “Đối với tôi, nhân viên là số 1, khách hàng là số 2. Nhân viên phải hài lòng thì khách hàng mới hài lòng được”.

Theo tinh thần cốt lõi 6 chữ vàng “Tôn - Đổi  - Đồng - Chí - Gương - Sáng”, FPT đề cao giá trị con người, tính dân chủ nên mọi ý kiến của mỗi cá nhân đều được ghi nhận và tôn trọng. Do đó tình trạng xung đột giữa các thành viên hay với lãnh đạo, quản lý thường ít xảy ra. Cách ứng xử giữa những người đồng nghiệp chân thành, gắn bó như một gia đình.

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 3

Tại FPT, điểm khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp chính là cấp dưới có thể thẳng thắn và trao đổi bình đẳng với cấp trên. Việc lắng nghe những ý kiến khác biệt là cách để lãnh đạo FPT tránh đưa ra những quyết định sai lầm và khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo của nhân viên. Văn hóa FPT còn được thể hiện thông qua những "luật bất thành văn" như lãnh đạo không nhận quà, phong bì của nhân viên, phải làm gương cho nhân viên, không được tham nhũng, không tư lợi cá nhân...

Bên cạnh đó, để khuyến khích cán bộ, nhân viên gắn bó với Công ty, các chính sách đãi ngộ của FPT cũng được xây dựng dựa trên các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho FPT, công bằng và minh bạch.

“Mỗi lãnh đạo, nhân viên đều được chia sẻ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả những ý tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung của cả tập đoàn. Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc tập thể. Tinh thần đồng đội đó đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt”, Chủ tịch Trương Gia Bình - “Linh hồn của FPT” từng nói.

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 4

Đã từ nhiều năm nay, các lãnh đạo FPT không còn sử dụng từ “xin việc” vì họ cho rằng nó cảm giác như công ty là người cho việc. Để cân bằng vị thế công ty và nhân sự, “tìm việc” chính là cách mà đội ngũ chuyên viên nhân sự tuyển dụng.

Bà Trịnh Thu Hồng – Nguyên Giám đốc Nhân sự, Tập đoàn FPT từng chia sẻ: “FPT không giữ người bằng lương hay chế độ đãi ngộ, đó là cách làm không thông minh nhất. Điều chúng tôi làm được, đó chính là kết hợp được 2 yếu tố học và hành, ở FPT, tất cả mọi người đều có cơ hội để thể hiện bản thân, đều được sống là chính mình và được sống trong môi trường đoàn kết, đồng đội”. Chỉ trong năm 2015, FPT đã chi 71,4 tỷ đồng cho các chương trình đào tạo nội bộ với 195.240 lượt người được đào tạo.

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 5

Tập đoàn cũng tổ chức nhiều chương trình, cuộc thi thường niên như Trạng FPT, Top 100 FPT, FPT Under 35… nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong Tập đoàn, từ đó có cơ sở xếp hạng, bổ nhiệm cán bộ. Đặc biệt, để tạo môi trường giúp cán bộ nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, FPT xây dựng các khu campus tổ hợp văn phòng làm việc với các trang thiết bị hiện đại và các khu vực tiện ích như khu thể thao ngoài trời, bể bơi, phòng gym, quán cà phê....

Năm 2021, nhân sự FPT tăng 22,8% so với năm 2020, lên mức gần 50.000 người, đứng đầu danh sách "Nơi làm việc tốt nhất ngành công nghệ thông tin, phần mềm và ứng dụng, thương mại điện tử".

Pháp trị - Viettel: Kỷ luật là sức mạnh

Bản chất của phương pháp Pháp trị là mọi thứ trong tổ chức từ nhân viên, công việc đều phải tuân theo luật lệ, quy định rõ ràng. Với pháp trị, làm tốt sẽ có thưởng, làm sai sẽ bị phạt, không ai được quyền ngoại lệ.

Văn hoá Pháp trị được thể hiện rõ nét nhất ở văn hoá và cách quản trị của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Ông Nguyễn Ngọc Linh - Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions chia sẻ: “Nhân viên của tôi phải là người có văn hóa "người lính" là sự bản lĩnh xông pha, không ngại gian khó, kiên định và tin tưởng đã làm nên sức mạnh và sự khác biệt cho Viettel. Cũng chính từ văn hóa người lính, từ "chất quân đội" có sẵn trong những người Viettel đã tạo ra "Sức mạnh tập thể", nhưng cái khác biệt của Viettel không phải là sức mạnh tập thể dưới hình thức kiểu biểu quyết theo số đông, mà đó là sức mạnh thật sự với tính kỷ luật, thống nhất”.

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 6

Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên chủ tịch Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel bày tỏ quan điểm: "Thông thường con người chỉ phát huy 20% khả năng của mình. Thế nhưng, nếu có môi trường và áp lực thì người lao động sẽ phát huy 80% năng lực của mình". Viettel luôn sát cánh cùng nhân viên trong công việc và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, Viettel sẽ luôn điều hành và theo dõi công việc hằng ngày của từng nhân viên để xem sự tiến bộ và trách nhiệm trong công việc của từng người để sau này làm căn cứ đánh giá năng lực và xét tăng lương. Đây cũng là cách để Viettel tìm ra nhân tố mới đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao, các ứng viên sẽ đều trải qua 2 khóa huấn luyện cơ bản. Một khóa huấn luyện về lịch sử, văn hóa và quy định của doanh nghiệp. Khóa huấn luyện còn lại đào tạo huấn luyện về quân sự một tháng. Công tác huấn luyện thực sự đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho một chiến sĩ thực thụ. Theo đó, văn hoá “người lính” với bản lĩnh xông pha, không ngại gian truân, kiên định và tin tưởng đã làm nên sức mạnh và sự khác biệt cho Viettel. Từ những nét đặc trưng đó tạo ra sức mạnh tập thể với tính kỷ luật và thống nhất.

Không những thế, Viettel đã áp dụng quy chế 100% nhân viên mới vào Viettel phải đi nghĩa vụ quân sự 1 tháng để rèn luyện sức khỏe và ý chí. Việc huấn luyện này đòi hỏi phải nghiêm túc, chỉnh chu và là yếu tố giúp các nhân sự tại đây học hỏi được tinh thần chiến đấu quật cường, không gục ngã trước khó khăn.

Phong cách lãnh đạo nhân trị như FPT, pháp trị như Viettel hay kỹ trị như G-Group sẽ hiệu quả? - Ảnh 7

Lãnh đạo theo mô hình Pháp trị, doanh nghiệp với tính chuyên nghiệp, tuân thủ cao, môi trường văn minh để nhân viên cống hiến, hạn chế nhiều sai lầm và rủi ro. Tuy nhiên khi áp dụng Pháp trị một cách thái quá sẽ gây cảm giác nặng nề về hình thức và tình trạng quan liêu sẽ xuất hiện. Nếu không cẩn thận và truyền thông tốt sẽ dần nảy sinh độc đoán và chuyên quyền trong phong cách lãnh đạo. Bằng cách vận dụng tốt phong cách quản lý Pháp trị, Viettel trở thành cái tên duy nhất từ Việt Nam nhận được giải thưởng Stevie Award for Great Employers 2020 danh giá, cho hạng mục “Nơi làm việc tốt nhất toàn cầu”.

Cho dù theo đuổi phong cách lãnh đạo nào đi chăng nữa, ba tập đoàn lớn này đã biết cách khai thác triệt để ba phương pháp quản trị tổ chức và con người một cách hiệu quả và phù hợp cho tổ chức của mình. Tuy lựa chọn phương thức khác nhau, nhưng bộ ba G-Group, FPT, Viettel vẫn luôn hướng tới mục tiêu tập trung chú trọng phát triển đội ngũ, xây dựng gắn kết nội bộ và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể dung hoà hiệu quả Kỹ trị, Nhân trị và Pháp trị dựa trên những bài học và giá trị mà các “ông lớn” đã phát triển để đưa vào áp dụng cho tổ chức của mình một cách thông minh nhất.

GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn

Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Nhận tư vấn
GapoWork - Không gian làm việc số sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn