Xu hướng nhân sự của doanh nghiệp Việt nửa cuối năm 2022
Tuyển dụng và các xu hướng chuyển dịch dần nền tảng tiếp cận ứng viên gen Z
Theo thống kê, 60% người dùng Tiktok thuộc thế hệ gen Z và gần 89% thuộc độ tuổi dưới 39. Con số đó cho thấy đây sẽ là một nền tảng tuyệt vời để quảng bá thương hiệu nếu doanh nghiệp đang mong muốn tuyển dụng những vị trí trẻ, năng động, sáng tạo… Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được một phần nào đó về tính cách, kỹ năng của ứng viên nhằm xem xét độ phù hợp với môi trường, văn hóa doanh nghiệp trước khi đề xuất công việc với ứng viên.
TikTok đang có xu hướng dần mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh tuyển dụng và có thể sẽ cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên hay ứng viên tìm việc một cách trực tiếp hơn trong tương lai. Tiktok đã cho ra mắt chương trình Tiktok Resumes vào tháng 7/2021. Theo đó, đây là chương trình nhằm tạo ra môi trường kết nối nhà tuyển dụng và ứng viên muốn tìm kiếm cơ hội việc làm. Chương trình này đang tiến hành mở rộng giúp người tìm việc trực tiếp nộp đơn tại các công ty như Chipotle, Target hay Shopify. Ngay từ khi ra mắt, chương trình này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Trong vòng 2 ngày đầu bắt đầu, Tiktok Resumes đã thu hút 800 video đăng tải.
Chipotle Mexican Grill - một doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh tại Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng 7% số lượng ứng viên vào tháng 8/2021 sau khi đăng video tuyển dụng của họ lên Tiktok. Điều này hỗ trợ Chipotle giải quyết được một phần vấn đề trong chiến lược tuyển dụng 10.000 nhân viên mới trong quý 3 năm ngoái.
Tại Việt Nam nhiều bộ phận hành chính, tuyển dụng cũng bắt đầu xây dựng kênh Tiktok và sản xuất các nội dung video ngắn nhiều chủ đề để tiếp cận ứng viên tiềm năng. Ngoài ra, xu hướng tuyển dụng đa nền tảng và tận dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội cũng nằm trong chiến lược tìm kiếm nhân tài của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Ông Sam Haggag - Giám đốc Thương hiệu Manpower & Kinh doanh khu vực Châu Á, Thái Bình Dương & Trung Đông gợi ý, các doanh nghiệp nên khai thác cả những kênh tuyển dụng phi truyền thống vì đội ngũ lao động và bộ kỹ năng hiện có không còn phù hợp với nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Thay vì “mua sắm” tài năng sẵn có trên thị trường, nhiều nhà tuyển dụng hiện nay tập trung vào các tổ chức giáo dục để tìm sinh viên tốt nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ năng của họ. Họ cũng đã tham gia vào việc xây dựng chương trình giảng dạy khóa học và cung cấp các hội thảo nghề nghiệp cho sinh viên. Những hoạt động này có lợi cho cả lực lượng lao động trẻ và nhà tuyển dụng vì họ tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách kết nối đúng tài năng với các công ty phù hợp.
Nâng cao kỹ năng và đào tạo chéo
Các tổ chức nên cân nhắc về việc tăng cường đầu tư vào nguồn lực con người, đặc biệt là vấn đề đào tạo và nâng cao kỹ năng. Thừa nhận rằng sự thiếu hụt kỹ năng là gót chân Achilles của lực lượng lao động hiện tại, các nhà tuyển dụng hậu cần đang tìm kiếm các chiến lược phát triển mạnh mẽ và bền vững để lấp đầy khoảng trống về nhu cầu lao động.
Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm những kỹ năng cần bổ trợ, cải thiện để xây dựng lộ trình nâng cao kỹ năng, đào tạo phát triển cho nhân sự trong tổ chức được sát sao, khách quan hơn, ví dụ như cải thiện khả năng ngoại ngữ. ManpowerGroup Việt Nam và Viện Khoa học Lao động & Xã hội (thuộc Bộ LĐTBXH) chia sẻ, kỹ năng ngoại ngữ được các doanh nghiệp sản xuất FDI tại Việt Nam đánh giá 3,6 trên thang điểm 4 về mức độ quan trọng mà người lao động cần có. Tuy nhiên, theo TWI 2021, hiện chỉ có 5% lao động Việt Nam có kỹ năng tiếng Anh công sở. Ngoài ra, tỷ lệ lao động có kỹ năng cao nước ta chỉ chiếm 11,6%, khá thấp khi so sánh với các thị trường lao động cùng nhóm (trung bình 20%).
Xu hướng “lấy con người làm trọng tâm” trong chiến lược nuôi dưỡng người tài
Covid-19 xảy đến với những tác động nặng nề khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu phải tái tập trung nguồn lực vào những điều thật sự cốt lõi. Chính trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới dần nhận ra sức mạnh làm nên nội tại của doanh nghiệp nằm ở con người chứ không phải những con số doanh thu hay tăng trưởng. Nhiều tổ chức đã bắt đầu thay đổi các gói phúc lợi để phù hợp hơn với mong đợi của nhân viên trong bối cảnh mới, như chi trả phương tiện giải trí tại gia trên Netflix, Spotify, hoặc hỗ trợ xây dựng môi trường làm việc linh động ở bất kì đâu,…
Thực tế cho thấy lực lượng lao động bị sa thải có thể gây thiệt hại lớn cho công ty về lợi nhuận, doanh thu. “Bài toán nhân sự bền vững đòi hỏi sự nỗ lực ở nhiều góc độ”, bà Tracey Trang Đỗ - Giám đốc Nhân sự Shopee Việt Nam khẳng định. Bên cạnh chiến lược tuyển dụng, Shopee đặc biệt chú trọng đến phát triển và giữ chân nhân tài. Mọi nhân viên đều nhận được cơ hội việc làm và được khuyến khích thuyên chuyển sang vị trí hoặc bộ phận khác nếu họ muốn, nhằm phát triển thêm kiến thức và kỹ năng. Công ty dành chế độ đãi ngộ và phúc lợi công bằng đến tất cả nhân viên không kể cấp độ hay bộ phận. Shopee cũng đặt vấn đề sức khỏe và sự an toàn của người lao động lên hàng đầu. Bà Tracey chia sẻ: “Với chúng tôi, đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động bao gồm việc đối đãi với mỗi nhân viên để họ đều nhận được những trải nghiệm nghề nghiệp tốt và xứng đáng”.
Tạo ra môi trường làm việc phẳng trên không gian số
Môi trường làm việc mở, hiện đại cho phép nhân viên có thể làm việc tại bất cứ nơi nào họ muốn, xóa bỏ khoảng cách cấp bậc giữa lãnh đạo với nhân viên, tương tác hai chiều được thúc đẩy trong môi trường làm việc là định nghĩa mới về “doanh nghiệp của tương lai” và cũng là điều kiện lý tưởng của mọi ứng viên hiện nay.
Xây dựng môi trường làm việc phẳng là nơi hầu như không có khoảng cách "cấp bậc" giữa nhân viên và lãnh đạo trở thành xu hướng được các doanh nghiệp hướng tới. Một ví dụ điển hình của Techcombank vào cuối năm 2019 khi ra mắt tòa nhà hội sở Techcombank Agile Center tại 119 Trần Duy Hưng, với môi trường làm việc mở, hiện đại. Mỗi tầng làm việc đều được bố trí nhiều khu vực nghỉ ngơi, uống cà phê, thư giãn với không gian xanh được bài trí độc đáo, giúp mỗi cán bộ nhân viên như trở thành nghệ sĩ trong công việc tưởng như đơn thuần hằng ngày. Đặc biệt, tại đây các thành viên lãnh đạo chủ chốt, ngay cả thành viên ban điều hành, không có phòng riêng hay không gian làm việc tách biệt, mà đều làm việc chung ngay cạnh cán bộ nhân viên để tiện trao đổi công việc, thảo luận ý tưởng.
Không gian và môi trường làm việc chỉ là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng để xây dựng văn hóa tổ chức bền vững, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát triển vượt trội hơn mỗi ngày. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp tiến hành xây dựng môi trường làm việc phẳng trên không gian số bằng cách ứng dụng các nền tảng giao tiếp, quản lý công việc nhằm thúc đẩy tương tác giữa cấp trên - cấp dưới, tạo ra sự thân thiện, gần gũi và kết nối hiệu quả hơn.
Nổi bật trong các nền tảng số mang đến giải pháp kết nối nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp là GapoWork - Nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức với bộ công cụ toàn diện, tính năng thông minh, hỗ trợ tối ưu vận hành, quản trị rủi ro.
- GapoWork mang đến không gian làm việc chung thống nhất cho tổ chức, ban lãnh đạo và nhân viên tương tác, trao đổi và phản hồi công việc nhanh chóng, thuận tiện trên cùng một nền tảng.
- Tổ chức các hoạt động nội bộ, chương trình livestream, chia sẻ hoặc training, đào tạo nhân sự nhằm phát triển kỹ năng, nâng cao trình độ của từng thành viên, bộ phận.
- Tạo không gian giao lưu, chia sẻ thoải mái giữa cấp trên với cấp dưới, xóa bỏ khoảng cách cấp bậc, tăng sự kết nối giữa lãnh đạo với nhân viên.
- Ban lãnh đạo có thể tạo khảo sát, thăm dò ý kiến để lắng nghe câu chuyện, mong muốn của nhân sự trong công ty nhằm điều chỉnh quy định, chính sách phù hợp hơn.
- Triển khai các hình thức làm việc từ xa linh hoạt với Zoom không giới hạn để nhân viên có thể linh động xử lý nhiệm vụ hiệu quả, chất lượng hơn khi cần thiết.
Tổng kết
Nhìn chung, xu hướng nhân sự của các doanh nghiệp Việt nửa cuối năm 2022 tập trung vào 4 vấn đề: chuyển dịch sang các nền tảng tuyển dụng ứng viên gen Z mới, nâng cao kỹ năng và đào tạo chéo, xu hướng lấy con người làm trọng tâm để xây dựng chiến lược nuôi dưỡng người tài, tạo ra môi trường làm việc phẳng trên không gian số. Với những xu hướng đó, có thể thấy các doanh nghiệp đã chuẩn bị cho kế hoạch cải thiện nguồn lực nhằm chinh phục các cột mốc đột phá trong thời gian cuối năm 2022 và sẵn sàng cho 2023 thành công hơn.
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan