5 tư tưởng quản trị bất diệt của bậc thầy Peter Drucker
Những nguyên tắc quản trị bất diệt được nghiên cứu bởi Peter Drucker - cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới trong hàng thập kỷ qua. Hãy cùng GapoWork tham khảo 5 tư tưởng quản trị chính của nhà chính trị gia kiệt xuất này đã được tổng hợp trong bài biết dưới đây nhé!
Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 - 11/11/2005) là một trong bốn nhà Quản lý bậc thầy mọi thời đại, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi tiếng về kinh doanh. Ông từng có kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn lớn như GM, IBM, Coca Cola và là tư vấn viên cao cấp cho nhiều tổ chức chính phủ Mỹ, Canada và Nhật Bản cùng các tổ chức phi lợi nhuận: C.A.R.E, Hội chữ thập đỏ Mỹ...
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại của Peter Drucker đã giải đáp được vấn đề chung của các quản lý cao cấp hiện nay. Dù mô hình hoạt động, quy mô tổ chức là gì cũng có thể áp dụng những nguyên tắc này khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp và quản lý nhân sự của họ.
Từ nửa cuối Thế kỷ XX cho đến nay, những tư tưởng quản trị của ông vẫn nhận luôn được những phản hồi tích cực từ giới kinh doanh trên thế giới. Với kiến thức uyên thâm và đóng góp của mình, ông sở hữu đến 25 chứng chỉ học vị tiến sĩ từ nhiều trường Đại học danh tiếng: Hoa Kỳ, Bỉ, Czech, Anh, Tây Ba Nha, Thụy Sĩ.
5 tư tưởng chính trong chính sách quản lý của Peter Drucker
1. Quản trị theo Mục tiêu (MBO)
Bằng cách đặt ra tầm nhìn và mục tiêu dài hạn cho sự phát triển của công ty, bạn sẽ dễ dàng xác định công việc mình cần làm và giúp cấp dưới chủ động hơn. MBO chính là nền tảng trong lý thuyết quản trị của Peter, bao gồm 6 bước:
- Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp
- Xác định mục tiêu cho từng nhân viên
- Quản lý và giám sát hiệu suất
- Đánh giá và nhận xét
- Tổng kết và thẩm định hiệu suất
Các quy trình phải được liên kết chặt chẽ, từ đấy thúc đẩy đội ngũ làm việc, cố gắng vì mục tiêu chung và đem đến kết quả tốt nhất. Thay vì làm quá nhiều việc cùng lúc, tập trung vào xây dựng một kế hoạch bài bản. Đặc biệt với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, việc xây dựng quy trình trở nên dễ dàng hơn ngay cả khi nhà quản lý không có mặt tại văn phòng.
2. Chỉ đưa ra một quyết định cuối cùng
Chúng ta liên tục bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau khi đưa ra quyết định cho những vấn đề về mua, bán, hợp tác, từ chối, chấp nhận… Việc của một nhà lãnh đạo chính là giải quyết những mớ hỗn loạn với một quyết định duy nhất.
Lấy ý kiến số đông là điều cần thiết nhưng quyết định của người điều hành mới là cái thực sự có giá trị. Một kết luận tốt cần được đưa ra dựa trên sự thảo luận, thời gian để suy nghĩ và phân tích. Thay vì hỏi từng ý kiến từng người một, bạn có thể đưa ra một vài lựa chọn tóm lược lại rồi từ đấy phân tích và quyết định lựa chọn cuối cùng.
3. Để nhân viên làm tốt công việc của mình
Một nhân viên tốt cần hội tụ đủ cả 3 yếu tố: Kiến thức, Kỹ năng và Trách nhiệm. Hãy bắt đầu tìm hiểu nhân viên của mình từ khả năng và điểm mạnh của họ. Đừng cố tìm ra những điểm yếu và thử thách họ tại nơi không thực sự phù hợp. Khi bạn đặt đúng người vào đúng vị trí, người đó sẽ biết cách triển khai công việc đó hiệu quả nhất.
Lắng nghe và khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên với công việc cũng rất quan trọngtrong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
GapoWork gợi ý: Cách quản lý nhân viên hiệu quả
4. Vận hành tinh gọn và tối ưu vai trò của nhân viên
Quy trình vận hành càng đơn giản, nhân sự càng tối ưu, tổ chức của bạn sẽ càng trở hoàn hảo. Tiên phong trong quan điểm người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp, Peter luôn khuyến khích các nhà quản trị khai thác mọi thế mạnh và tiềm năng của nhân viên cho sự bứt phá của tổ chức. Ông cho rằng: "Thành tích của một người cá nhân khác biệt hoàn toàn với thành tích của cả một tập thể".
Bên cạnh việc đặt họ vào đúng vị trí chuyên trách hãy giao cho họ những công việc quan trọng và đòi hỏi trách nhiệm hơn. Từ đấy có thể loại bỏ những vị trí không cần thiết trong tổ chức, gây lãng phí nguồn lực.
Đây chính là cách Google đang áp dụng rất hiệu quả hiện nay trong văn hóa doanh nghiệp của mình: Họ cho phép nhân viên có thể thay đổi vị trí làm việc sang những bộ phận khác hoặc tự bổ nhiệm bản thân mình với các vị trí cao hơn dưới sự tham vấn của một hội đồng độc lập.
5. Quản lý thời gian và hiệu suất các cuộc họp
Để hiệu quả làm việc nhóm tăng lên, trước tiên nhà lãnh đạo cần quản lý hiệu suất làm việc của bản thân thật tốt. Lãnh đạo là người định hướng, truyền tải tinh thần và mục tiêu đến cho nhân viên, vì vậy hãy xuất hiện trước nhân viên của bạn với sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.
Có hai yếu tố cần xác định là mục đích tổ chức cuộc họp và với một khung chương trình được xác định trước để tránh được việc các cuộc họp chi phối quá nhiều thời gian của nhân viên. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng phần mềm quản lý thời gian làm việc để tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.
Phần kết
Không phải ai sinh ra cũng đã sở hữu khả năng lãnh đạo thiên bẩm, đây là cả một quá trình trải nghiệm, học hỏi và thực hành. Peter đã dành cả đời mình để hỗ trợ các nhà quản trị tìm ra giải pháp để tối ưu vận hành cho doanh nghiệp của họ. Ông là minh chứng hoàn hảo cho chính những bài học của mình được viết trong sách vở và đạt được những thành tích vượt trội trong sự nghiệp.
Ông từng nói: "Trong lịch sử loài người, chưa từng có một thực thể nào nổi lên nhanh và có ảnh hưởng lớn như quản trị”. Cho đến thời điểm hiện tại, những tư tưởng quản trị của Peter Drucker vẫn còn vẹn nguyên giá trị, là nền tảng vững chắc cho các tổ chức, công ty học hỏi và áp dụng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp của họ.
Ở thời kỳ của Peter, công nghệ thông tin vẫn còn sơ khai, nhưng ở thời đại bây giờ việc tương tác, trao đổi với nhân viên của bạn thông qua các nền tảng giao tiếp đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Các nhà quản lý có thể kết hợp 5 nguyên tắc này cùng công nghệ kỹ thuật hiện đại để giúp quy trình vận hành doanh nghiệp trơn tru hơn. Bộ công cụ với các tính năng nổi trội - GapoWork là một lựa chọn lý tưởng để cùng doanh nghiệp quản lý nhân viên của mình:
- Giao việc thông minh, giúp nâng cao hiệu suất công việc.
- Giao tiếp và kết nối tổ chức hiệu quả.
- Phát triển các hoạt động truyền thông nội bộ từ đó thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Giao diện thân thiện dễ dàng kết nối, bất cứ thành viên nào trong tổ chức đều có thể tiếp cận và sử dụng GapoWork để giúp nội bộ kết nối và tương tác hiệu quả hơn. Đặc biệt tích hợp nền tảng Zoom không giới hạn giúp cho việc họp được triển khai dễ dàng. GapoWork - Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện giúp giảm tải các công đoạn trong quá trình vận với hàng loạt tính năng được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp.
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan