Văn hóa doanh nghiệp là gì? Ví dụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công tại một số tập đoàn lớn
Để xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, tích cực, theo dõi bài viết dưới đây của GapoWork để nắm bắt những thông tin mới và đầy đủ nhất về văn hóa doanh nghiệp.
Đặc biệt hơn là được học hỏi kinh nghiệm từ những ví dụ thực tiễn của các tập đoàn lớn đã và đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công. Cùng GapoWork tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp là gì trong bài viết dưới đây.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp là nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp. Nó phản ánh “tính cách” của một tổ chức, là tấm áo nhận diện của một công ty đối với bên ngoài.
Mỗi công ty hay tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi cùng làm chung cho một doanh nghiệp, họ có cùng tần số với nhau ở nhiều phương diện liên quan đến doanh nghiệp đó. Những điểm chung đó biểu thị văn hoá doanh nghiệp.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì
Bất kì một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể phát triển vững mạnh được. Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định các giá trị, thái độ, hành vi và phương thức hoạt động của một tổ chức kinh doanh.
Do đó, vai trò của văn hóa doanh nghiệp có thể được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
- Xác định giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên hiểu rõ giá trị cốt lõi, những gì cần phải làm và tập trung vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Củng cố giá trị tinh thần cho doanh nghiệp: Cán bộ nhân viên làm việc trong môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đáng của ban lãnh đạo sẽ làm cho nhân viên cảm thấy có động lực để cống hiến hết mình trong công việc.
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Luôn có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng cuộc sống nơi công sở với năng suất làm việc của nhân viên. Một văn hóa công ty lành mạnh, tích cực sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để nhân viên cảm thấy hạnh phúc, khuyến khích sự phát triển.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Không chỉ góp phần thúc đẩy hiệu suất của nhân viên, văn hóa doanh nghiệp còn góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng. Theo Gallup, các doanh nghiệp sở hữu nhân viên hạnh phúc có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng, họ có thể tư vấn cho khách hàng nhiệt tình và tràn đầy năng lượng như cách họ được đối xử tại công ty.
- Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp: Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi của mình và nhận biết được sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
Cách xây dựng và cải thiện văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiệp phải có phương án xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải qua 5 bước quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, bất kể sự thay đổi liên tục của văn hóa doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đổi mới. Ban lãnh đạo phải xác định rõ ràng các giá trị mà bạn muốn kết hợp vào văn hóa công ty trước khi truyền tải thông điệp cho nhân viên.
Bước 2: Đặt mục tiêu khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa công ty sẽ chỉ là một khái niệm cho đến khi bạn biến nó thành hành động. Vì vậy, hãy đảm bảo đặt ra các mục tiêu rõ ràng về văn hóa mà bạn muốn xây dựng. Đảm bảo rằng mục tiêu cần phù hợp với định hướng chiến lược của công ty, tránh đưa ra thông tin chung chung hoặc quá mơ hồ.
Bước 3: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được biểu hiện bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình.
Bắt đầu quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn cần soạn thảo và làm rõ nội dung của các yếu tố cấu thành nên, ví dụ như: Quy chế, quy định của công ty; Khẩu hiệu (slogan); Tầm nhìn; Sứ mệnh; Giá trị cốt lõi; Triết lý kinh doanh; Đồng phục, hoạt động, v.v.v
Bước 4: Truyền tải thông điệp hiệu quả
Hãy tìm hiểu những phương pháp để nhân viên của bạn có thể quen dần với khái niệm văn hoá doanh nghiệp là gì mà bạn muốn lan toả.
Với những nhân viên mới, bạn cần làm tốt quá trình onboarding để đảm bảo họ hiểu về văn hoá công ty. Sau đó bạn có thể sử dụng những nền tảng như hệ thống LMS để cung cấp cho nhân sự những giá trị cốt lõi cũng như những nền tảng văn hoá mà bạn đặt ra. Điều này giúp cho nhân viên có sự chủ động, linh hoạt trong việc tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp và thẩm thấu những ý nghĩa đó tốt hơn.
Bước 5: Đánh giá, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, quan niệm, hành vi và thái độ của các thành viên trong tổ chức. Do đó, những khía cạnh trên cũng là tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và bền vững trong thời gian dài.
Các mô hình của văn hóa doanh nghiệp hiện nay
Văn hoá gia đình (Clan Culture)
Đối với mô hình văn hóa gia đình, nhân viên lớn tuổi, giàu kinh nghiệm sẽ được nắm giữ các vị trí quản lý then chốt, đồng thời có quyền điều hành nhất định trong tổ chức. Mô hình văn hóa gia đình có tính khép kín, thích hợp áp dụng cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Đây là mô hình chủ yếu của các công ty nhỏ chưa có sự hiểu biết đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp là gì. Khi áp dụng văn hóa gia đình thường sai cách khi đưa những người thân, họ hàng của mình vào bộ máy công ty.
Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture)
Mô hình văn hóa sáng tạo có đặc điểm cấu trúc đơn giản, không áp lực hệ thống thứ bậc, ưu tiên sáng tạo và đổi mới. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thực hiện định hướng làm việc với tư duy tiến bộ, sẵn sàng đương đầu với rủi ro. Đồng thời, nhân viên có cơ hội phát huy được hết năng lực của bản thân, thỏa sức sáng tạo tự do.
Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing, công nghệ đều áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp sáng tạo.
Văn hoá thị trường (Market Culture)
Trong văn hóa thị trường, mọi thứ đều được đánh giá dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp, hướng tới kết quả mà doanh nghiệp đó đạt được.
Thông thường, ngôn ngữ được sử dụng trong văn hóa thị trường xoay quanh việc đáp ứng hạn ngạch và đạt mục tiêu. Nó thu hút những người có tính cạnh tranh và muốn “chiến thắng”.
Văn hoá phân cấp (Hierarchy Culture)
Văn hóa phân cấp tuân theo cấu trúc doanh nghiệp truyền thống và có sự phân cấp rõ ràng giữa người quản lý tách biệt giám đốc điều hành và nhân viên. Mô hình văn hóa phân cấp có một cách thức hoạt động cụ thể, bao gồm các quy tắc truyền thống khá cứng nhắc.
Hướng dẫn cách lựa chọn văn hóa doanh nghiệp phù hợp
Bên cạnh việc nắm rõ thông tin về các mô hình của văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo trước tiên phải hiểu rõ nguồn lực và khả năng hiện tại của tổ chức mình. Dưới đây là một số bước quan trọng giúp các nhà lãnh đạo định hình rõ ràng hơn về cách lựa chọn văn hóa doanh nghiệp phù hợp:
Định hình giá trị cốt lõi
Điều này giúp bạn xác định những gì quan trọng và mục tiêu doanh nghiệp muốn đến trong dài hạn. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là hai hoặc ba từ mà chủ sở hữu hoặc người sáng lập muốn ai đó nghĩ ngay đến khi tên doanh nghiệp xuất hiện trong đầu, gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp chỉ khi xác định rõ văn hóa doanh nghiệp là gì thì khi đó mới định hình được giá trị cốt lõi và đưa nó tới khách hàng.
Thu hút nhân viên tham gia vào quá trình xây dựng
Doanh nghiệp cần thu thập phản hồi bằng cách cho nhân viên tham gia khảo sát. Hay nói cách khác, để cải thiện văn hoá doanh nghiệp cần có sự tham gia của các nhân viên. Hãy đảm bảo rằng các thông tin khảo sát được ẩn danh để nhận được phản hồi thực sự từ chính nhân viên trong doanh nghiệp.
Nghiên cứu các văn hóa doanh nghiệp thành công
Nghiên cứu các doanh nghiệp thành công và tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của họ là gì. Điều này giúp bạn có thể học hỏi và áp dụng các phương thức hoạt động hiệu quả từ các doanh nghiệp khác.
Ví dụ về văn hóa công ty của các tập đoàn lớn hiện nay
Văn hóa sáng tạo của Google
Tập trung vào sự sáng tạo, đổi mới và tự do trong làm việc là văn hóa doanh nghiệp của Google. Tại đây, nhân viên được khuyến khích đóng góp những ý tưởng mới và tạo ra sản phẩm tiên tiến. Bên cạnh đó, Google cũng tập trung vào sự đa dạng và công bằng với nhiều chính sách hỗ trợ cho phụ nữ và nhóm thiểu số.
Microsoft - Mô hình văn hóa độc đáo
Văn hóa doanh nghiệp của Microsoft tập trung vào khách hàng và sự đổi mới. Tương tự như Google, Microsoft cũng tập trung vào sự khuyến khích của các ý tưởng mới và sự phát triển của nhân viên; cố gắng tạo ra những sản phẩm độc đáo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Amazon - Văn hóa xoay quanh khách hàng
Văn hóa doanh nghiệp của Amazon tập trung vào khách hàng bằng việc cố gắng tạo ra những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng của mình.
Coca-Cola - Văn hóa tập trung vào sản phẩm
Văn hóa doanh nghiệp của Coca-Cola tập trung vào sự tôn trọng và hỗ trợ cho khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên. Coca-Cola còn chú trọng đến sự đoàn kết và sự cam kết của nhân viên đối với công việc và sản phẩm của họ. Đó là tiền đề để tập đoàn đưa đến những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
GapoWork gợi ý: Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
GapoWork - giải pháp giúp xây dựng văn hóa chuyên nghiệp cho công ty
Là nền tảng hợp nhất cho giao tiếp và cộng tác trong tổ chức, GapoWork được hợp nhất bởi 26 chức năng hỗ trợ các tổ chức xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, vững mạnh, hoàn thiện môi trường lao động cho mọi tổ chức đổi mới sáng tạo.
Tính đến nay, giải pháp GapoWork đã triển khai thành công cho hơn 1000 doanh nghiệp, giúp hàng ngàn nhà quản lý hiểu bản chất của văn hóa doanh nghiệp là gì. Trong đó phải đến nhiều tên tuổi như HSV Group, MIDV, MoMo, Yody,...
GapoWork tạo ra không gian kết nối và gắn kết nhân sự thông qua Bảng tin chung.
Với mục tiêu tạo ra không gian kết nối và gắn kết nhân sự toàn công ty, GapoWork cung cấp bộ công cụ với nhiều ưu điểm nổi bật như:
Giới thiệu và lan tỏa các giá trị văn hóa doanh nghiệp qua Livestream
Livestream khiến mọi tương tác trở nên sống động và truyền tải thông tin theo thời gian thực. Không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, tổ chức và doanh nghiệp có thể chủ động tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa nội bộ như giao lưu trò chuyện, chia sẻ giá trị, talkshow, minigame. Đây là cách thu hút sự chú ý của nhân sự tuyến đầu hoặc chi nhánh khác, giúp họ hội nhập nhanh hơn với văn hóa công ty.
Tổng hợp thông tin nhanh chóng với tính năng khảo sát, thăm dò ý kiến
Mọi thành viên có thể tạo khảo sát và thăm dò ý kiến để tham khảo ý kiến đồng đội, thu thập ý tưởng, nhìn nhận của nhân viên về vai trò của văn hóa doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu, đo mức độ hài lòng và tổng hợp thông tin nhanh chóng và thuận tiện
Xóa bỏ khoảng cách giữa nhân sự hoặc phòng ban thông qua tính năng Hỏi đáp (công khai - ẩn danh)
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua việc trao quyền cho mọi thành viên được lên tiếng. Người dùng có quyền đặt câu hỏi ở chế độ công khai hoặc ẩn danh tới tất cả các thành viên trong không gian làm việc, từ đó giải đáp mọi băn khoăn và gia tăng sự gắn kết với công việc,.
Trao đổi thông tin đa chiều, đa phương thức
Không chỉ hỗ trợ tính năng Chat và nhóm chat, nhân sự trong cùng một tổ chức còn dễ dàng trao đổi và thảo luận bằng các hình thức khác như Gọi thoại, Gọi Video, họp qua Google Meet.
Khuyến khích văn hóa tôn vinh với tính năng Ghi nhận, sáng tạo huy hiệu riêng cho tổ chức
Nhằm tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, GapoWork giúp quản trị viên của có thể cài đặt và trao tặng huy hiệu để ghi nhận thành tích của những cá nhân, tập thể.
Bài đăng ghi nhận được hiển thị công khai với toàn tổ chức, cho phép mọi thành viên đều có thể bình luận, thả cảm xúc chúc mừng, từ đó tạo động lực cho nhân viên tiếp tục phát huy.
Thư viện lưu trữ tài liệu không giới hạn
Tài liệu công ty, kế hoạch xây dựng văn hóa hoặc hoạt động truyền thông nội bộ sẽ được lưu trữ tự động trên thư viện GapoWork. Tối ưu việc quản lý tài nguyên trên một nền tảng chung duy nhất, GapoWork còn giúp nhân sự tiết kiệm thời gian gửi và tìm kiếm với tốc độ gửi file nhanh lên đến 4GB/lần, từ đó tối ưu hiệu suất làm việc.
Tổng kết
Nhìn chung, mỗi tổ chức sẽ có một góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau về văn hóa doanh nghiệp cũng như cách thức xây dựng nền văn hóa bền vững. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân trong tổ chức phải hiểu rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Từ đó mới có thể chung sức đồng lòng xây dựng.
Trên đây là bài tổng kết của GapoWork về văn hóa doanh nghiệp là gì cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm triển khai xây dựng văn hóa công ty thì có thể tham khảo bộ giải pháp của GapoWork.
Thông qua bộ giải pháp công nghệ với các tính năng tối ưu, giải pháp GapoWork tạo ra không gian để mọi nhân sự trong tổ chức thấm nhuần các giá trị và được truyền cảm hứng bởi những hoạt động, câu chuyện được chia sẻ. GapoWork là công cụ đắc lực để các nhà lãnh đạo nâng cao năng lực quản trị, thu hẹp khoảng cách với cấp dưới, từ đó tăng cường nội lực tổ chức.
Đăng ký trải nghiệm miễn phí 7 ngày giải pháp GapoWork để xây dựng môi trường lao động hoàn thiện cùng nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh!
Có thể bạn chưa biết:
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan