Tính năng
Tại sao nên chọn GapoWork
Tin tức
GapoWork cho người Việt

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam

Nhân viên được xem là “khối tài sản” quan trọng đối với mỗi tổ chức. Khả năng giữ chân nhân viên của doanh nghiệp tốt sẽ giảm thiểu tỷ lệ nhân sự nghỉ việc và tổn thất chi phí đào tạo nhân viên mới. Cùng GapoWork tìm hiểu chiến lược cải thiện khả năng giữ chân nhân viên của bốn “ông lớn” tại Việt Nam: Tập đoàn FPT, Tập đoàn Viettel, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, Microsoft Việt nam trong bài viết dưới đây.

Tại sao tổ chức cần cải thiện khả năng giữ chân nhân viên?

Life Work Solutions đã thống kê: có đến 50% doanh nghiệp gặp vấn đề trong việc giữ chân nhân viên. Qua một khảo sát về tỷ lệ gắn bó của nhân sự với tổ chức thu được kết quả như sau:

  • 27% nhân sự trong công ty sẽ rời đi sau 6 tháng.
  • 52% nhân viên sẽ rời bỏ tổ chức trong vòng 2 năm.
  • 36% doanh nghiệp chưa thực sự có chiến lược để giữ chân nhân viên.
  • 70% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự thay thế.
4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 1
Tổ chức cải thiện khả năng giữ chân nhân viên

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực, chi phí trung bình để thay thế một nhân viên cũ khi họ rời đi là 6 - 9 tháng tiền lương. Còn theo nghiên cứu của CAP, chi phí trung bình để thay thế một nhân viên có một, hai năm kinh nghiệm trong tổ chức là 16% tiền lương hàng năm cho các công việc có tiền lương thấp hơn.

Một số báo cáo chỉ ra rằng, việc mất đi một nhân sự đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ mất thêm những khoản chi phí như:

  • Tuyển dụng nhân viên mới: quảng cáo, phỏng vấn, sàng lọc hồ sơ/ CV, tuyển chọn.
  • Đào tạo và quản lý: Theo báo cáo năm 2017, các công ty tại Mỹ đã chi trung bình 1,075$/ nhân viên cho công tác đào tạo và tăng 200$ trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh chi phí, thời gian cũng là thứ doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi trong quá trình đào tạo nhân viên mới. Báo cáo của Hiệp hội Đào tạo và phát triển Mỹ chia sẻ - các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp trung bình dành khoảng 33,5 giờ để đào tạo một nhân viên mới.
  • Giảm hiệu suất, mất đi chi phí về lợi nhuận/ năng suất công việc: một nhân sự mới cần ít nhất 1-2 tháng để làm quen và 3-4 tháng tiếp theo (hoặc lâu hơn) để rèn luyện kỹ năng xử lý công việc hiệu quả như nhân viên cũ.
  • Chi phí cho các hoạt động truyền thông nội bộ, văn hóa doanh nghiệp tăng lên: Khi có ai đó rời đi những đồng nghiệp trong cùng phòng ban, bộ phận dễ bị lung lay, lo lắng hoặc bị tác động tiêu cực và có khả năng cao sẽ quyết định rời bỏ tổ chức ngay sau đó. Vì vậy, tổ chức sẽ cần đẩy mạnh các hoạt động nội bộ để dấy lên tinh thần tích cực, đoàn kết và ngăn chặn ảnh hưởng bởi những nhân sự đã ra đi.

Qua đó có thể thấy rằng, việc thay thế, đào tạo một nhân viên mới luôn tốn kém chi phí và mất công sức hơn là phát triển một nhân sự lành nghề đã nắm được định hướng, giá trị cốt lõi và tầm nhìn của công ty.

4 chiến lược cải thiện khả năng giữ chân nhân viên của một số nhà lãnh đạo nổi tiếng

1. Chiến lược nhân sự của Viettel

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 2
Bộ trưởng Bộ TT&TT , cự Tổng Giám đốc Viettel

Một trong những “ông lớn” tại Việt Nam - Tập đoàn Viettel lại luôn đi theo “triết lý Tôn Ngộ Không” trong bài toán quản trị nhân sự và giữ chân nhân tài của mình. Bộ trưởng bộ TT&TT, cựu Tổng giám đốc Viettel - ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ rằng: “Triết lý Tôn Ngộ Không có nghĩa là không yêu cầu cao với 95 người mà chỉ yêu cầu cao với 5 người mà thôi”. Theo đó, cựu Tổng giám đốc Viettel cũng cho biết, “Viettel từng rơi vào giai đoạn luôn đặt ra câu hỏi “không biết phải đi đâu tìm người tài?”.

Vào năm 1988, ông Nguyễn Mạnh Hùng có cơ hội sang ICI Telecom tại Isarel và nhận được đáp án để giải quyết bài toán về chiến lược tìm kiếm, giữ chân nhân sự chính là quản lý tốt 5 người trong bộ não của tập đoàn thì tất cả các vấn đề khác đều được xử lý gọn gàng.

Ông nhấn mạnh: “Với cách tính toán như thế thì 25.000 nhân viên tại Viettel sẽ chỉ cần tập trung đào tạo cốt lõi 5% tương đương với 1.250 người mà thôi. Việc này sẽ giúp cho bài toán về con người của Viettel trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều”.

2. Chiến lược nhân sự của Tập đoàn FPT

Ngay từ đầu FPT đã coi con người là tài sản quý giá nhất, tất cả các mục tiêu đều hướng đến lợi ích của con người. FPT không giữ người bằng lương hay chế độ đãi ngộ, đó là cách làm không thông minh nhất. Điều chúng tôi làm được, đó chính là kết hợp được 2 yếu tố “Học” và “Hành”. Ở FPT, tất cả mọi người đều có cơ hội để thể hiện bản thân, đều được sống là chính mình và được sống trong môi trường đoàn kết, đồng đội”. Bà Trịnh Thu Hồng - Giám đốc Nhân sự của Tập đoàn FPT chia sẻ bí kíp then chốt để giữ chân nhân tài của mình.

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 3
Giám đốc Nhân sự của FPT

Giám đốc Nhân sự của FPT còn khẳng định: “Chiến lược của Tập đoàn chính là luôn coi con người là tài sản lớn nhất với 5 giá trị cốt lõi: Tôn trọng cá nhân, đổi mới, đồng đội, chí công, gương mẫu - sáng suốt”. Từ đó có thể thấy, môi trường đào tạo và làm việc của FPT luôn khuyến khích sự sáng tạo, phát triển tài năng và hỗ trợ các dự án khởi nghiệp từ phía nhân viên của mình.

Một trong những điểm khác biệt từ chiến lược quản trị nhân sự - giữ chân nhân viên chất lượng của FPT chính là cấp dưới có thể thẳng thắn trao đổi bình đẳng với cấp trên. Lãnh đạo của FPT luôn sẵn sàng lắng nghe những ý kiến khác biệt nhằm cổ vũ tinh thần đổi mới, sáng tạo từ đội ngũ nhân viên hùng hậu của mình.

3. Chiến lược nhân sự của Thế giới di động

Bí quyết để giữ chân nhân sự của Thế giới di động được ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc chia sẻ rằng: “Đừng bao giờ coi nhân viên là kẻ bán sức lao động mà ông chủ giở đủ chiêu trò để mua với cái giá rẻ mạt. Ngược lại, chiến lược của tôi là giữ người tài với chi phí cao nhất!”.

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 4
Tổng giám đốc Thế giới di động

Ngoài ra, Tổng giám đốc Thế giới di động cũng cho biết thêm, các doanh nghiệp Việt Nam nên có cái nhìn sâu sắc để nhìn thấu vấn đề nhân sự. Khi quan hệ giữa ông chủ và nhân viên là quan hệ mua bán - một người mua sức lao động, một người bán sức lao động thì tất yếu một bên sẽ muốn mua giá rẻ và một bên thì muốn bán đắt.

Kẻ muốn mua với giá rẻ sẽ phải có nhiều chiêu trò, còn kẻ muốn bán đắt thì tất nhiên cũng phải giở chiêu trò. Các doanh nghiệp như vậy chỉ toàn tổ hợp của những người giở chiêu trò để mua rẻ, bán đắt mà thôi.

Gapowork gợi ý:

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Tài cũng khẳng định: “Chừng nào các bạn thay đổi quan hệ đó thành quan hệ đồng hành. Chúng ta cùng nhau đồng hành và nếu có thành quả thì chúng ta cùng nhau chia sẻ. Khi đó, doanh nghiệp của bạn sẽ đi rất nhanh”.

Và khi lợi nhuận được chia sẻ công bằng, bất kỳ ai trong công ty có ý định làm gì gây ảnh hưởng đến kết quả hay lợi nhuận thì số đông còn lại sẽ không để yên. Bởi lúc đó, không phải cá nhân thành viên ấy đang làm ảnh hưởng đến ông chủ của họ mà đang làm ảnh hưởng đến tài sản của chính những người lao động trong công ty.

“Đó là lý do tại sao Thế giới di động có được những kết quả khác thường. Điều này những doanh nghiệp khác không dám làm, bởi lợi nhuận chia sẻ ra là quá lớn, nhưng chúng tôi làm”, chủ tịch Hội đồng quản trị Thế giới di động nói.

4. Chiến lược nhân sự của Microsoft Việt Nam

Với Microsoft, để tìm ra nhân tài là cả một quá trình theo đuổi lâu lắm, có khi vài tháng, có khi vài năm, chứ không phải gói gọn trong 45 phút phỏng vấn. Nếu CEO và giám đốc nhân sự không ngồi lại với nhau để tìm ra ai trong thị trường có thể làm tốt nhất vị trí đó thì làm sao có thể lên kế hoạch thay thế hay dự phòng? Phải săn lùng chứ không thể kiếm “cầu thủ tự do”.”, ông Vũ Minh Trí - cựu CEO của Microsoft Việt Nam chia sẻ.

Ông Trí cho rằng: Nói về vai trò của ông chủ trong việc chia sẻ với các giám đốc nhân sự, thì một người chắc sẽ không thể tìm ra giải pháp, Microsoft mỗi tuần có 2 - 4 tiếng đồng hồ chỉ để chia sẻ những vấn đề nhân sự giữa ông chủ với người làm nhân sự, mức độ phát triển tài năng và mức độ tăng lương.

Phải nhìn ra những trường hợp nổi trội để đối xử tốt hơn, có những đối xử đặc biệt nào đó để giữ chân người tài. Nếu không làm được chắc chắn sẽ mất người.

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 5
Cựu CEO của Microsoft Việt Nam

Đồng thời, cựu CEO của Microsoft Việt Nam cũng đã nhấn mạnh thêm: "Sự giành giật nhân tài sẽ luôn diễn ra, phải luôn đối diện với bài toán đó bằng những danh sách bao nhiêu người mấu chốt phải giữ? Làm thế nào để họ phát triển cùng với công ty? Cùng chia sẻ giá trị để tạo ra lợi nhuận. Tạo văn hóa doanh nghiệp cũng là sức mạnh để thu hút nhân tài. Ai xây dựng văn hóa đó? không phải chỉ mình CEO, giám đốc nhân sự, mà là từng con người trong công ty phải tự tin, tự hào với giá trị của doanh nghiệp. Tôi tin không doanh nghiệp nào phát triển bền vững, thành công mà không dựa vào văn hóa doanh nghiệp".

Qua 4 chiến lược mang những nét đặc trưng của bốn “ông lớn” tại Việt Nam có thể thấy rằng, cải thiện khả năng giữ chân nhân viên đối với tổ chức là một trong những vấn đề quan trọng cần được xác định, lập kế hoạch và triển khai theo lộ trình lâu dài, bền vững.

Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý nhân sự toàn diện - GapoWork

Mang đến giải pháp hoàn hảo giúp tổ chức tăng khả năng giữ chân nhân sự, phát triển các hoạt động truyền thông nội bộ từ đó thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững:

  • Cung cấp công cụ hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ online với quy mô toàn công ty để lãnh đạo, quản lý chia sẻ về: Giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty tới các thành viên (Zoom không giới hạn, Bảng tin, Poll vote, Livestream).
  • Tạo các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng nhân viên hiệu quả (tính năng Zoom không giới hạn, Nhóm chung/ Nhóm chat toàn công ty).
  • Thu thập ý kiến tập thể về các sự kiện, hoạt động, quy định chung của tổ chức nhanh chóng hơn (công cụ Thăm dò ý kiến).
  • Giúp nhân viên dễ dàng nghe, nhìn và cảm nhận, chia sẻ ý kiến mỗi ngày từ đó hình thành nên suy nghĩ, thói quen phù hợp với văn hóa chung của tổ chức (qua Khảo sát, Thông báo trong Nhóm chung, nhóm Chat, Bảng tin của công ty…).
  • Tăng sự gắn bó với tổ chức, giúp nhân viên khẳng định được vai trò của mình (công cụ Ghi nhận).

83% khách hàng đồng ý rằng: “GapoWork hỗ trợ rất nhiều trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và gắn kết đội ngũ nhân sự”, 89% khách hàng sau khi trải nghiệm GapoWork đã khẳng định: “GapoWork thúc đẩy các hoạt động giúp giữ chân nhân tài”.

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 6
Giữ chân nhân sự với ứng dụng Gapowork

Ngoài ra, sau cú bắt tay ấn tượng với ứng dụng họp nhóm số một thế giới - Zoom, GapoWork đã tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống. Hiện nay, GapoWork đang triển khai chương trình: Tài trợ 100% tài khoản GapoWork đã tích hợp tính năng Zoom không giới hạn cho 1000 doanh nghiệp và tổ chức:

4 chiến lược nhân sự giữ chân nhân viên của “ông lớn” tại Việt Nam - Ảnh 7

GapoWork là sản phẩm của công ty Cổ phần Công nghệ Gapo, trực thuộc tập đoàn Công nghệ G-Group. GapoWork đã được hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn lớn tin tưởng sử dụng như: F88, Yody, Beatvn, HSV Group, TechZones, Vitto,...

Có thể bạn chưa biết:

GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn

Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Nhận tư vấn
GapoWork - Không gian làm việc số sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn