Tính năng
Tại sao nên chọn GapoWork
Tin tức
GapoWork cho người Việt

60% doanh nghiệp Việt chịu ảnh hưởng bởi chiến sự căng thẳng Nga - Ukraine, liệu doanh nghiệp của bạn có nằm trong số đó?

“Xung đột Nga - Ukraine gây ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và tiêu cực, trước mắt và lâu dài tới kinh tế, thương mại, tài chính, chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của thế giới cũng như Việt Nam” lãnh đạo Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết.

Tình hình chiến sự ảnh hưởng đến kinh tế thế giới

Hãng tin Bloomberg mới đây đã có bài phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine và các đòn trừng phạt tài chính của phương Tây lên Nga đặt ra rủi ro lớn cho nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau cú sốc đại dịch. Giá cả tăng cao, sức ép lạm phát và chứng khoán sụt giảm là những vấn đề đang xảy đến với kinh tế thế giới.

60% doanh nghiệp Việt chịu ảnh hưởng bởi chiến sự căng thẳng Nga - Ukraine, liệu doanh nghiệp của bạn có nằm trong số đó? - Ảnh 1

Trước khi Nga thực hiện cuộc tấn công với Ukraine, nền kinh tế toàn cầu đang hứng chịu hàng loạt áp lực gồm lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường chứng khoán ảm đạm, u uất. Ông Clay Lowery, Phó Chủ tịch điều hành Viện Tài chính quốc tế (Mỹ) cảnh báo “Thế giới có thể sẽ chứng kiến những hậu quả không thể đoán trước được”.

Giá của nhiều mặt hàng nhiên liệu lên xuống với nhịp điệu hết sức khó lường. Giá năng lượng tăng cao được cho là sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, làm giảm hiệu quả của những gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế mà các quốc gia đang thực hiện trong năm nay. Ngoài ra thì giá các loại hàng hóa cũng leo thang chóng mặt. Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn về kim loại và nhiều loại lương thực, từ lúa mì cho tới đồng, niken. Do đó, cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai bên có tác động rất lớn đến giá cả của nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới.

60% doanh nghiệp Việt chịu ảnh hưởng bởi chiến sự căng thẳng Nga - Ukraine, liệu doanh nghiệp của bạn có nằm trong số đó? - Ảnh 2

Nhiều nhà phân tích lo ngại chuỗi cung ứng các mặt hàng này có thể bị gián đoạn nghiêm trọng khi cuộc khủng hoảng tiếp tục diễn biến xấu. “Ukraine được xem là vựa lúa mì của châu Âu và cuộc khủng hoảng tại đây sẽ khiến chuỗi cung ứng lương thực gánh hậu quả nặng nề". Alan Holland - người sáng lập, CEO của Keelvar, một công ty chuyên cung cấp phần mềm hỗ trợ tìm nguồn cung ứng cho doanh nghiệp, cho biết:

Thực tế, không chỉ các nước trong Liên minh châu Âu (EU), nhiều quốc gia tại Trung Đông và châu Phi cũng phụ thuộc vào lúa mì và ngô từ Ukraine”.

Thế giới đã chứng kiến những gián đoạn, ngưng đọng nhỏ tại một số quốc gia trên thế giới khi dịch bệnh bùng nổ. Việc thiếu hụt một vài mặt hàng cũng có thể dẫn đến những tác động lớn đến kinh tế thế giới. Đặc biệt, phản ứng trước cuộc tấn công của Nga, Mỹ và các nước phương Tây đã trừng phạt Moscow ở quy mô và mức độ nghiêm trọng chưa từng có đối với nền kinh tế lớn. Các quốc gia phương Tây loại các ngân hàng lớn của Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Nga.

Hiện nay, đa số các quốc gia vẫn đang chật vật phục hồi từ cú sốc đại dịch. Do vậy, dư chấn từ cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm những “vết thương kinh tế” do đại dịch Covid-19 gây ra. Do đó nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước (trong đó có Việt Nam) gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu trên trong thời gian tới.

Những tác động tích cực và tiêu cực đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Cuộc xung đột  Nga - Ukraine gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế của Việt Nam khi đang ở giai đoạn đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Vụ thị trường Âu - Mỹ cho biết, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những biến động thị trường.

Khi thị trường đang chịu nhiều thách thức, các doanh nghiệp Việt cần chủ động đánh giá tình hình thực tế và nội lực của tổ chức để có thể xây dựng và điều chỉnh các chiến lược để bắt kịp xu hướng thị trường, tận dụng lợi thế cạnh tranh.

60% doanh nghiệp Việt chịu ảnh hưởng bởi chiến sự căng thẳng Nga - Ukraine, liệu doanh nghiệp của bạn có nằm trong số đó? - Ảnh 3

1. Mỹ áp dụng Luật cấm vận, chi trả thanh toán với Nga nhiều khó khăn

Mỹ và phương Tây đã liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt tác động tới mọi mặt kinh tế của Nga. Do đó, chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và bản thân các doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu rõ luật cấm vận của Mỹ và tiến hành thương thảo với đối tác ở Mỹ để tránh bị chế tài vì cáo buộc vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu thêm các kênh chi trả thanh toán  để tháo gỡ những khó khăn do các ngân hàng Nga đã bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Ngoài việc tìm kiếm các cách thức để tiếp tục buôn bán với Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể khai mở thêm thị trường mới nhờ vào các hiệp định thương mại tự do, để cân bằng và phát triển cán cân thương mại.

2. Tăng cường tham gia thị trường EU ở lĩnh vực nông phẩm và lương thực

Chiến tranh và cấm vận đã khiến cho giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua, đẩy giá các loại ngũ cốc và nông phẩm lên theo. Nếu tình hình chiến sự Ukraine kéo dài, nguồn cung lúa mì cho thị trường quốc tế giảm 30%, tạo ra khủng hoảng lương thực và giá các loại nông phẩm tăng chóng mặt. Do vậy, thời điểm này cũng là một cơ hội tốt để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản sang thị trường EU. Việc cấm vận và tẩy chay hàng hóa của Nga, EU cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và các nông phẩm thay thế.

Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và lương thực Việt nên tập trung nâng cao thị phần trong thị trường EU, song song đó nên phát triển các loại gạo thơm cấp cao, nhiều giá trị đang được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.

3. Giá nhiên liệu lên cao, gián đoạn chuỗi cung ứng và vận tải

Giữa cuộc chiến căng thẳng của Nga và Ukraine khiến giá dầu tăng cao, gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam. Giá dầu tăng kéo giá nhiên liệu tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp. Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, TS. Phan Đức Hiểu cho biết, Việt Nam đang ở trong tình thế nhiều bất lợi bơi chi phí năng lượng tăng cao. Giá xăng dầu tại Việt Nam đang ở mức đỉnh dịch lịch sử khi đã có 5 lần tăng giá từ đầu năm cho đến nay, ở mức 12-13%.

60% doanh nghiệp Việt chịu ảnh hưởng bởi chiến sự căng thẳng Nga - Ukraine, liệu doanh nghiệp của bạn có nằm trong số đó? - Ảnh 4

Về chuỗi cung ứng và vận tải, một số hãng tàu đã từ chối nhận vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Nga. Đồng thời, giá cước sẽ tiếp tục tăng cao, thêm nữa tình trạng chậm trễ trong vận chuyển sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thương mại hàng hóa. Do áp lực cấm vận hàng không, các hãng hàng không Việt Nam buộc phải chọn đường bay dài hơn, chi phí tăng, áp lực gia tăng lên hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu và giá cả hàng hóa.

Dễ dàng nhận thấy chiến sự giữa Nga - Ukraine không chỉ còn là mối đe dọa khi mà tình hình kinh tế đã và đang bị đảo lộn nghiêm trọng, nguồn cung năng lượng, thực phẩm sụt giảm, giá cả và đói nghèo tăng lên… Sẽ còn rất nhiều những tác động tiêu cực với mọi lĩnh vực, ngành nghề sau “sự kiện” này. Trong một thông báo chung, các tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết: "Nền kinh tế toàn cầu sẽ nhận thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này thông qua tăng trưởng giảm tốc, hoạt động thương mại bị gián đoạn, và lạm phát tăng cao, gây thiệt hại nặng nề cho những người nghèo nhất mà dễ bị tổn thương nhất,” đồng thời cảnh báo tình hình xung đột này đang làm gia tăng sự nghèo đói.

Đến thời điểm hiện tại sẽ là quá sớm để có thể đưa ra đánh giá chính xác về tác động của cuộc khủng hoảng bởi vì cuộc chiến chưa dừng lại và vẫn có những diễn biến khó đoán định. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta có thể phỏng đoán rằng: “Nếu xung đột vẫn tiếp tục kéo dài kèm với các phản ứng cứng rắn của những quốc gia phương Tây, sự gián đoạn đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga sẽ gây ra cú sốc năng lượng lớn hơn và là đòn giáng mạnh vào thị trường toàn cầu. Nhưng nếu xung đột sớm kết thúc, điều này sẽ giúp ngăn chặn vòng xoáy leo thang của thị trường hàng hóa toàn cầu, qua đó những biến động kinh tế cũng phần nào giảm bớt”.      

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên toàn cầu cần có những phương án dự phòng để sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi, ứng phó với mọi biến động có khả năng xảy ra. Những rủi ro mà các tổ chức có thể gặp phải như: thiếu nguồn cung nguyên liệu, giảm tỷ lệ người tiêu dùng, nhu cầu việc làm của một số ngành nghề liên quan giảm, nguồn nhân lực của các lĩnh vực liên quan tới hai quốc gia Nga, Ukraine và các quốc gia lân cận bị tác động dẫn tới không thể tiếp tục công việc hoặc phải tạm dừng công việc vô thời hạn…

Bên cạnh những rủi ro về giá nguyên liệu, chi phí sản xuất hàng hóa,... thì xung đột giữa hai quốc gia này cũng có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng tìm ra “con đường mới” để đa dạng hóa thị trường, tính lại cấu trúc giá sản phẩm, thay đổi góc nhìn về xuất nhập khẩu các nguồn nguyên liệu một cách tổng quan

Tóm lại, thay vì chỉ nhìn vào khủng hoảng và những tác động tiêu cực khiến hiệu suất công việc của đội ngũ giảm, tình hình phát triển của doanh nghiệp gặp khó khăn thì các tổ chức nên tích cực, nhìn nhận đa chiều để biến khủng hoảng thành cơ hội tức thời. Đơn cử như: giá lương thực, thực phẩm hoặc một số nguồn nguyên liệu thô có thể lên cao, thị trường nông sản từ Nga có thể bị gián đoạn… Vậy Việt Nam hay các quốc gia khác nên tăng cường nghiên cứu những thị trường khác như EU, Đông Nam Á, Trung Quốc…  

Để cập nhật các tin tức mới nhất về biến động kinh tế thế giới tới doanh nghiệp, những thay đổi về chính sách, quy định tác động trực tiếp tới đội ngũ… đăng ký nhận thông tin khi GapoWork có blog mới!

Đăng ký khi GapoWork có blog mới!

GapoWork là Nền tảng giao tiếp đội nhóm cho doanh nghiệp và tổ chức. Giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết bốn vấn đề trọng điểm: tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng hiệu suất công việc và vận hành tổ chức hiệu quả.

Với GapoWork, mọi tính năng đều đáp ứng được nhu cầu chia sẻ thông tin nhanh chóng, giao tiếp đội ngũ hiệu quả, quản lý công việc thuận tiện, phát triển văn hóa doanh nghiệp, họp nhóm hiệu suất cao bằng tính năng Zoom hoàn toàn miễn phí mọi lúc mọi nơi trên một nền tảng duy nhất.

GapoWork sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm một nền tảng số Make in Vietnam an toàn và bảo mật, chất lượng ngang tầm các sản phẩm quốc tế với mức chi phí hợp lý hơn.

GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn

Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Nhận tư vấn
GapoWork - Digital workplace optimizes your business
home-modal