Củng cố sức mạnh văn hóa doanh nghiệp: Đây là 5 điều mà nhà quản trị cần biết
GapowHãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và cách thức củng cố sức mạnh văn hóa trong bài viết này của GapoWork.
Tại sao cần củng cố văn hóa doanh nghiệp?
Được xem như là “tấm áo nhận diện” với những đối thủ khác trên thị trường, văn hóa doanh nghiệp hình thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho đội ngũ với những chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử... riêng biệt.
Với bộ giá trị cốt lõi đặt trung tâm, sở hữu nền văn hóa tích cực, lành mạnh đồng nghĩa với việc các nhà quản trị đang kiến tạo những lợi thế cho tổ chức của mình:
- Hình thành môi trường lao động tích cực, cởi mở - nơi hình ảnh lãnh đạo được nhận diện rõ nét và tiếng nói người lao động được coi trọng.
- Gia tăng mức độ hài lòng của đội ngũ, thu hút và tuyển dụng nhân tài thành công.
- Định hướng mục tiêu, lộ trình phát triển cho nhân viên, tạo dựng quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo động lực thúc đẩy doanh số.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín - chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.
Có thể khẳng định rằng văn hóa là yếu tố không thể tách rời, là cơ sở để nhà quản trị xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Do đó, không chỉ dừng lại việc thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, cần đặt nhiệm vụ xây dựng và củng cố văn hóa lên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển của công ty.
Củng cố văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc duy trì văn hóa của một doanh nghiệp, trong số đó nhà lãnh đạo nên lưu ý và quan tâm đến 5 khía cạnh dưới đây.
Tuyển dụng đúng người
Văn hóa là con người. Tổ chức muốn sở hữu văn hóa vững mạnh, trên hết cần sự đoàn kết và thống nhất về quan điểm của mỗi cá nhân. Do vậy, quá trình tìm kiếm ứng viên không chỉ yêu cầu về kỹ năng chuyên môn mà nên xem xét đến sự phù hợp đối với mục tiêu chung và mô hình văn hóa của doanh nghiệp.
Tuyển dụng người có định hướng phát triển phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị doanh nghiệp chính là động lực để phát triển nguồn lực. Nên nhớ rằng, kỹ năng có thể đào tạo theo thời gian nhưng một khi nhân viên cảm thấy không phù hợp với văn hóa thì họ sẽ sớm rời đi. Và tất nhiên, doanh nghiệp đã tiêu tốn khoảng 50-150% chi phí lương hàng năm cho vị trí đó, cộng thêm thời gian tìm kiếm ứng viên mới.
Hỗ trợ nhân viên hòa nhập văn hóa doanh nghiệp
Không thể bắt buộc một ứng viên mới phù hợp 100% với văn hóa tổ chức. Họ sẽ cần thời gian để hòa nhập, làm quen và thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp. Khi đó, những người làm quản lý nhân sự cần có trách nhiệm tổ chức các buổi đào tạo, giới thiệu và hướng dẫn cho nhân viên mới tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp.
Quy trình onboarding chặt chẽ đóng vai trò quan trọng giúp nhân viên mới:
- Hiểu về hệ thống giá trị, chuẩn mực và hành vi tổ chức, tránh phạm phải sai lầm trong khi làm việc.
- Làm quen với công việc, con người và văn hóa của doanh nghiệp.
- Định hướng và tạo điều kiện phát triển, từ đó xây dựng lòng tin, gắn kết họ sâu sắc hơn với tổ chức.
Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo
Những nhân vật trong tổ chức đại diện cho văn hóa và hình thành nên câu chuyện để truyền thông cho nhân sự không ai khác chính là ban lãnh đạo. Họ vừa là tấm gương, vừa là hiện thân cho những giá trị văn hóa. Năng lực quản trị là yếu tố then chốt trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp.
Lãnh đạo sẽ là người chịu trách nhiệm định hướng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của công ty. Do đó, hành vi, cách cư xử và phong cách quản lý, truyền cảm hứng của cấp lãnh đạo có thể tạo ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên. Với tư cách là người đứng đầu, các nhà quản trị phải sáng suốt trong việc đưa ra những quyết định mang tính chiến lược để đánh giá nguồn lực hiện tại.
Theo dõi, đo lường và đánh giá
Trước biến động của thị trường, điều chỉnh văn hóa là giai đoạn cần thiết giúp doanh nghiệp mở ra cơ hội thích ứng, cạnh tranh và phát triển. Từ việc thay đổi những giá trị, chuẩn mực, thói quen và sứ mệnh của tổ chức, sẽ kéo theo sự thay đổi về hành vi và tư duy của đội ngũ.
Xem thêm : Phần mềm quản lý công việc hiệu quả cho doanh nghiệp
Điều quan trọng là các nhà quản trị cần đánh giá tổng thể về văn hóa công ty, kịp thời phát hiện những lỗ hổng cần sửa chữa và khắc phục. Đây sẽ là bước đệm giúp dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ và quy mô cần thay đổi, từ đó đưa ra kế hoạch thực thi phù hợp.
Bên cạnh đó, quy trình khảo sát văn hóa công ty có thể căn cứ cứ vào 3 chỉ số dưới đây:
- Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc - ETR (Employee Turnover Rate)
- Đo lường sự gắn kết nhân viên - eNPS (Employee Net Promoter Scores)
- Chỉ số hài lòng của nhân viên - ESI (Employee Satisfaction Index)
Giữ vững đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp
Mặc dù giai đoạn đánh giá và điều chỉnh là cần thiết để khắc phục hạn chế, tuy nhiên quá trình chuyển đổi nền văn hóa không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn những đặc điểm vốn có. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế biến động như hiện nay, giá trị cốt lõi sẽ là ngọn đèn lý tưởng và tạo ra động lực thúc đẩy cho đội ngũ.
Không ngừng phát huy những phẩm chất tốt đẹp của doanh nghiệp là điều mỗi cá nhân cần nhận thức đúng để duy trì văn hóa. Chính nét đặc trưng riêng biệt đó sẽ là tiền đề để xây dựng hình ăn thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
GapoWork - Giải pháp công nghệ hỗ trợ +1000 tổ chức xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp
Để nhân sự được tiếp xúc với văn hóa mỗi ngày, để quá trình truyền cảm hứng của lãnh đạo diễn ra xuyên suốt, doanh nghiệp cần đa dạng hóa cách thức triển khai các hoạt động truyền thông nội bộ.
Trong số những giải pháp hiện nay, nền tảng số “Make in Viet Nam” - GapoWork cung cấp bộ công cụ gồm 26+ tính năng, giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số và hướng đến mục tiêu xây dựng “môi trường lao động 360”. Đặc biệt hơn, GapoWork tạo ra không gian để các bộ phận chịu trách nhiệm có thể tổ chức chia sẻ văn hóa chung, truyền cảm hứng, triển khai truyền thông nội bộ trực tuyến:
- Thông báo và kêu gọi toàn thể nhân viên tham gia vào các phong trào thi đua, Mini Game trên Nhóm chung, từ đó đẩy mạnh tinh thần tập thể.
- Tận dụng các tính năng như Livestream, Video Call để triển khai đào tạo nội bộ, giới thiệu văn hoá doanh nghiệp, training kỹ năng mới mà không bị giới hạn về khoảng cách.
- Tính năng Ghi Nhận đội ngũ nhân viên với các huy hiệu vinh danh, tạo động lực và thúc đẩy thi đua giữa cá nhân và bộ phận.
- Nhân viên mới nhanh chóng hoà nhập nhờ nắm bắt đầy đủ thông tin, sự kiện trên Nhóm chung, có hình dung rõ ràng về sơ đồ tổ chức và văn hoá doanh nghiệp.
- Lãnh đạo có cơ hội trò chuyện và lan tỏa các giá trị văn hoá bằng cách chia sẻ bài viết, hình ảnh trên Nhóm, thu hẹp khoảng cách cấp bậc và gắn kết với nhân viên.
- Nhân sự nhận được Thông báo ngay tức thì, đảm bảo không bỏ lỡ tin tức quan trọng như Lịch làm việc, chính sách thưởng,...
Thông qua các tính năng nổi bật như Hỏi Đáp, Thăm dò ý kiến, Khảo sát… nhân sự có quyền được đóng góp ý kiến và chia sẻ cảm nhận. Đây là khía cạnh quan trọng góp phần nâng cao mức độ hài lòng của đội ngũ, gia tăng sự thấu hiểu và sức mạnh nội lực.
Kết luận
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi làm nên sự phát triển bền vững của tổ chức bên cạnh chiến lược kinh doanh hợp lý. Nhân sự chỉ có thể thấu hiểu và thấm nhuần các giá trị khi được lãnh đạo truyền cảm hứng, được sống và lao động trong môi trường tích cực với sự hiện diện của những chuẩn mực.
GapoWork vinh dự được đồng hành với hơn 1000 doanh nghiệp Việt kiến tạo môi trường lao động số lý tưởng, hỗ trợ truyền thông nội bộ và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả..
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan