Tính năng
Tại sao nên chọn GapoWork
Tin tức
GapoWork cho người Việt

Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn

Mô hình PEST được biết đến là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp theo dõi được bức tranh lớn về môi trường kinh doanh vĩ mô thông qua hoạt động phân tích các yếu tố: Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ.

Theo dõi bài viết dưới đây của GapoWork để hiểu mô hình PEST là gì, vai trò và nhận biết đặc điểm của mô hình PEST dựa vào việc phân tích mô hình của các tập đoàn trên thế giới như Apple, Samsung, Shopee,...

Mô hình PEST là gì?

Khái niệm

PEST là viết tắt của 4 yếu tố chính bao gồm: Political (chính trị), Economic (kinh tế), Social (xã hội) và Technological (kỹ thuật). Mô hình PEST là một công cụ quan trọng để phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá tác động của các yếu tố ngoại vi đến hoạt động kinh doanh của tổ chức.

  • Political (chính trị): Chính sách, luật pháp, quy định của chính phủ, các quan hệ quốc tế, các tranh chấp chính trị, v.v.
  • Economic (kinh tế): Tình hình tài chính, chính sách tiền tệ, lạm phát, thị trường lao động, tình hình thị trường, v.v.
  • Social (xã hội): Văn hóa, giá trị, thay đổi trong lối sống, yêu cầu khách hàng, các xu hướng xã hội, v.v.
  • Technological (kỹ thuật): Tiến bộ của công nghệ, Internet, các phát minh mới, đổi mới sản phẩm, v.v.
     
Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 1
Mô hình Pest

Đây là 4 yếu tố tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, các nhà quản lý chiến lược cần phải nghiên cứu, phân tích những yếu tố trên để nắm bắt được các thay đổi trong môi trường kinh doanh và đưa ra các quyết định đúng đắn để thích nghi và phát triển.

Nguồn gốc

Mô hình PEST (đôi khi được gọi là PESTEL hoặc STEEPLE) là một công cụ phân tích môi trường kinh doanh được sử dụng rộng rãi trong quản lý chiến lược. Mô hình này phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến một tổ chức hoặc ngành công nghiệp. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố chính xã hội, kinh tế, chính trị, kỹ thuật và môi trường tự nhiên.

Khái niệm mô hình PEST là gì được tạo ra vào những năm 1960 bởi tác giả Francis J. Aguilar, một nhà chiến lược kinh doanh người Mỹ. Mô hình này ban đầu chỉ bao gồm các yếu tố chính xã hội, kinh tế và chính trị. Sau đó, các yếu tố kỹ thuật và môi trường tự nhiên cũng được bổ sung vào mô hình, tạo nên phiên bản PESTEL và STEEPLE.

Vai trò của mô hình PEST trong doanh nghiệp

Mô hình PEST là công cụ phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là vai trò của mô hình PEST đối với doanh nghiệp:

  • Phát hiện các cơ hội và thách thức: Việc hiểu rõ các yếu tố bên ngoài giúp nhà lãnh đạo nắm bắt thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp để tận dụng tối đa cơ hội, giảm thiểu các mối đe dọa và dễ dàng đối mặt với các thách thức. Đây là cơ sở để lên những kế hoạch dự phòng hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững hơn.  
  • Xác định các yếu tố quyết định trong môi trường kinh doanh: Những yếu tố về chính trị, kinh tế hay xã hội sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Trong khi các yếu tố kinh tế có thể quyết định đến giá cả và cạnh tranh, các yếu tố chính trị sẽ ảnh hưởng đến chính sách và quy định, yếu tố xã hội tác động đến nhu cầu của khách hàng, v.v.
  • Đánh giá hiệu quả chiến lược: Mô hình PEST giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chiến lược hiện tại và đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa. Việc hiểu rõ các yếu tố bên ngoài giúp các doanh nghiệp tạo ra các kế hoạch kinh doanh dài hạn, tối ưu hóa hoạt động và tăng cường độ cạnh tranh.
    ​​ 
Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 2
Mô hình PEST là công cụ phân tích môi trường kinh doanh quan trọng

Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình PEST

Trước khi bắt đầu sử dụng phân tích này, hãy cùng GapoWork tìm hiểu cụ thể từng yếu tố trong mô hình PEST có ý nghĩa gì:

  • Chính trị (Political) – Bao gồm các quy định của chính phủ và các yếu tố pháp lý được xem xét về khả năng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thị trường: quy định về thuế, chính sách thương mại, quy định an toàn và luật việc làm.
  • Kinh tế (Economic) – Bao gồm các vấn đề kinh tế chắc chắn có tác động đến công ty như: lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và chu kỳ kinh doanh theo sau trong nước.
  • Xã hội (Social) – Bao gồm các các yếu tố như nhân khẩu học của khách hàng, phong cách sống, trình độ giáo dục, tín ngưỡng văn hoá.
  • Công nghệ (Technological) – Bao gồm: sự tiến bộ công nghệ, vòng đời của công nghệ, vai trò của Internet và chi tiêu cho phát triển công nghệ của chính phủ.

Phân tích các ví dụ về mô hình PEST

Tìm hiểu ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn hàng đầu hiện nay sẽ giúp nhà lãnh đạo hiểu rõ về mức độ tác động của 4 yếu tố trên. 

Mô hình PESTEL của Samsung

Yếu tố chính trị:

Hầu hết các thị trường mà Samsung đang hoạt động đều có môi trường chính trị thuận lợi, tương đối ổn định. Tuy nhiên, đã có thời gian Samsung phải đối mặt với những cơn “sóng gió” chính trị đáng kể ở quê nhà Hàn Quốc do căng thẳng của quốc gia này với Triều Tiên hay áp lực chính trị ở nhiều nước châu Phi và Mỹ Latinh.

Yếu tố kinh tế:

Những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra đã làm giảm tương đối mạnh sức mua của người tiêu dùng ở nhiều thị trường phát triển. Điều này buộc Samsung phải tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường mới nổi và đang phát triển, với hy vọng bù đắp lại những lợi nhuận kinh doanh đã mất ở các nước phát triển.

Yếu tố xã hội: 

Dù là một công ty toàn cầu nhưng Samsung phải áp dụng các chiến lược cục bộ cho nhiều thị trường mới nổi cũng như điều chỉnh các sản phẩm theo sở thích của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau nơi họ đầu tư. 

Yếu tố công nghệ: 

Samsung đang có lợi thế khi khai thác sức mạnh của công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, chính công nghệ cũng là yếu tố khiến Samsung “đi tắt” và bắt chước thiết kế sản phẩm huyền thoại của Apple. Và điều này hiển nhiên đã đem lại rất nhiều rắc rối pháp lý cho Samsung.

Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 3
Samsung chịu tác động mạnh mẽ bởi 4 yếu tố trong mô hình PEST

Mô hình PESTEL của Apple

Yếu tố chính trị: 

Đóng góp doanh số cho Apple đến từ bên ngoài Hoa Kỳ lên tới hơn 113,8 đô la trong khi doanh thu từ nước này chỉ là 68,8 tỷ đô la. Vì vậy, bất kỳ cuộc nổi dậy chính trị nào ở các quốc gia này đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí của công ty. Ngoài ra, Apple còn bị ảnh hưởng bởi các sự kiện khác như bất ổn chính trị ở Trung Quốc, tấn công khủng bố ở Anh hay lệnh cấm CEO Apple Tim Cook ở Nga.

Yếu tố kinh tế:

Tỷ giá hối đoái tăng trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của Apple. Sự khác biệt giữa đồng đô la Mỹ và các loại tiền tệ khác như Euro và Nhân dân tệ khiến việc kinh doanh của Apple trở nên đắt đỏ tại các thị trường trọng điểm như châu Âu và Trung Quốc.

Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 4
Giá thành sản phẩm của Apple chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Yếu tố xã hội: 

Apple dần trở thành một biểu tượng của địa vị xã hội vì mức giá của các dòng sản phẩm cho thấy đẳng cấp và địa vị của người sở hữu nó. Xu hướng ngày càng phổ biến của truy cập di động là cơ hội để Apple tiếp tục cung cấp các thiết bị di động dễ sử dụng. 

Yếu tố công nghệ: 

Apple đang chống lại một vấn đề lớn trong việc loại bỏ rác điện tử được sử dụng hoặc đang không hoạt động. Công ty này đang phải đối mặt với một vấn đề lớn về việc loại bỏ các thiết bị điện tử có pin lithium trong đó. Nó sẽ tốn của công ty một khoản chi phí lớn. 

Ngoài ra, Apple được biết đến với các thiết kế tuyệt đẹp. Sự độc đáo trong thiết kế của họ mang lại cho công ty một lợi thế cạnh tranh thể hiện trong doanh số và doanh thu của họ. 

Mô hình PESTEL của Viettel

Yếu tố chính trị: 

Các yếu tố chính trị sẽ không tác động lên một Doanh nghiệp như Viettel quá nhiều bởi dưới sự bảo lãnh của Bộ Quốc Phòng, Viettel đã có những bước đi chắc chắn và vững vàng hơn trong việc chuẩn bị các thủ tục hành chính và giấy phép kinh doanh. Đồng thời, Việt Nam được xem là quốc gia ổn định trong chính trị, ban hành một loạt các chính sách mở cửa sau khi gia nhập WTO để tạo cơ hội cho những doanh nghiệp như Viettel mở rộng xu hướng đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới.

Yếu tố kinh tế:

Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai, Viettel sẽ có nhiều lợi thế nhất định khi nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Viettel cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát; thường xuyên nâng cấp công nghệ, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng; quản lý chi phí phát sinh hay cạnh tranh đến từ các đối thủ bên ngoài.

Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 5
Viettel phải đối mặt với nhiều thách thức nâng cấp công nghệ

 Yếu tố xã hội: 

Việt Nam có mật độ dân số 99 triệu người tính đến ngày ngày 4 tháng 5 năm 2023), cùng với sự trẻ hóa dân số hiện nay, đây là môi trường cực kỳ tiềm năng cho Viettel để cung cấp dịch vụ viễn thông của mình. Đặc biệt, các thành phần lao động chủ chốt và nhóm sinh viên có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet để liên lạc, trao đổi thông tin, học tập và làm việc rất lớn. 

Yếu tố công nghệ: 

Viettel là doanh nghiệp cực kỳ nhanh nhạy với sự thay đổi của công nghệ cũng như áp dụng công nghệ vào chiến lược sản xuất và nghiên cứu sản phẩm của mình. Các ứng dụng công nghệ mới giúp Viettel có thể tiết kiệm được chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như độ ổn định của vùng phủ sóng, công nghệ truyền dẫn cáp quang FTTx với tốc độ cao, ổn định dần thay thế ADSL và chiến lĩnh thị trường băng thông rộng. 

Ngoài ra, vào tháng 4 năm 2019, Viettel đã hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và phát sóng thử nghiệm thành công trên các băng tần được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

Mô hình PESTEL của Shopee

Yếu tố chính trị:

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Theo số liệu tháng 02/2022, Shopee với 78.5 triệu lượt truy cập. Tiềm năng là vậy, tuy nhiên ẩn sâu bên trong vẫn là những nguy cơ về vấn đề bảo mật. 

Nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm rò rỉ, thất thoát dữ liệu, Việt Nam đã có những điều luật rõ ràng về an ninh mạng, giúp đây trở thành một trong số ít những quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi giúp Shopee phát triển một cách bền vững trong tương lai.

Yếu tố kinh tế:

Theo Tổng cục thống kê (2022), tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ kỹ năng chuyên môn chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số theo đánh giá của World Bank (2019). Để nâng cao trình độ lao động, Shopee rất tích cực đầu tư vào các chương trình đào tạo nhân viên, hay những chương trình dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp như Global Leaders Program.

Thói quen chi tiêu cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường kinh tế. Với sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong suốt 2 năm vừa qua đã làm thay đổi đáng kể cách mà người tiêu dùng mua sắm, chuyển phương thức mua sắm từ trực tiếp sang online trên các trang thương mại điện tử. Với thay đổi này, đây là cơ hội tốt giúp Shopee tăng trưởng trong mùa dịch bệnh.

Yếu tố xã hội:

Xét về thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Shopee là nền tảng phổ biến nhất, thu hút hàng triệu lượt truy cập. Tuy nhiên, các mặt hàng được bày bán trên nền tảng này thường xuyên đặt nghi vấn về vấn đề chất lượng. Vì vậy người dùng còn nghi ngại khi đặt những đơn hàng giá trị lớn. Để giải quyết vấn đề này, Shopee đã ra mắt Shopee mall, với những gian hàng chính hãng đã được kiểm duyệt, xóa tan những lo lắng của khách hàng.

Yếu tố công nghệ:

Theo thống kê, người dân Việt Nam dành nhiều thời gian để xem truyền hình trực tuyến và sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Theo đó, người Việt Nam mất trung bình 2 giờ 40 phút và 2 giờ 21 phút mỗi ngày cho các hoạt động này. Tận dụng được lợi thế này, Shopee đã tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo trên đa nền tảng nhằm thu hút thêm người dùng mới. 

Xu hướng thanh toán không tiền mặt góp phần đẩy mạnh dịch vụ thanh toán di động như Momo, ShopeePay, ZaloPay…Theo thống kê, tổng số đơn đặt hàng trên Shopee thanh toán qua ví điện tử ShopeePay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp bốn lần.

Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 6
Shopee tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo trên đa nền tảng

Hạn chế của mô hình PEST là gì?

Mặc dù mô hình PEST là một công cụ hữu ích để phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức, nhưng nó cũng có một số hạn chế như sau:

  • Các yếu tố trong mô hình PEST có nhiều biến động và thay đổi với tốc độ rất nhanh. Đôi khi những sự thay đổi diễn ra trong khoảng thời gian chưa đầy một ngày sẽ khiến doanh nghiệp rất khó để nắm bắt, dự đoán liệu những yếu tố này có ảnh hưởng đến hiện tại hoặc tương lai của dự án hay không.
  • Khuôn khổ đơn giản và thiếu chi tiết: Mô hình PEST sẽ trình bày danh sách về những yếu tố gây ra tác động cho doanh nghiệp, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố bên ngoài tuy nhiên thiếu sự chuyên sâu.
  • Thiên vị chủ quan: Quá trình phân tích mô hình PEST có thể bị thiên vị chủ quan do các nhà quản lý dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân của họ về các yếu tố bên ngoài.
  • Thiếu cơ sở để lập kế hoạch chiến lược: Mô hình PEST tập trung vào phân tích môi trường bên ngoài, bỏ qua môi trường nội bộ bên trong và các đối thủ cạnh tranh. Do đó, mô hình PEST cần được sử dụng kết hợp với các công cụ và phương pháp khác để đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả như phân tích mô hình SWOT, môi trường vi mô, môi trường nội vi,…

Kết luận

Hi vọng thông qua bài viết trên, các nhà quản lý đã có hình dung rõ hơn về bản chất của mô hình PEST là gì và những tác động mà chúng mang lại trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình PEST chỉ là một bức tranh về môi trường bên ngoài, chưa đi sâu vào những tác động bởi các yếu tố môi trường bên trong và đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, việc phân tích PEST thôi là không đủ để căn cứ cho việc lập kế hoạch kinh doanh. 

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, nền tảng GapoWork chính là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Tích hợp bộ công cụ gồm 26+ tính năng, GapoWork giúp nhà lãnh đạo giải quyết bài toán giao tiếp và trao đổi công việc, nâng cao năng lực quản trị, gia tăng kết nối và góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.

Tính đến nay, đã có hơn 1000 doanh nghiệp triển khai thành công giải pháp GapoWork, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như BIDV, MoMo, Yody,...Đăng ký tại đây để trải nghiệm 7 ngày miễn phí sử dụng nền tảng GapoWork!

Mô hình PEST là gì? Ví dụ về mô hình PEST của các tập đoàn lớn - Ảnh 7

Xem thêm: Một số mô hình quản trị nhân sự hiệu quả

GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn

Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Nhận tư vấn
GapoWork - Digital workplace optimizes your business
home-modal