Thành tố quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo kiệt xuất
Các chủ doanh nghiệp thường hướng đến sự hoàn hảo để cải thiện năng lực bản thân, nâng cấp kỹ năng với mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Theo Phó chủ tịch Zenger Folkman - ông Rex Brown cho rằng: không cần quá hoàn hảo để trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất. Người lãnh đạo chỉ cần sở hữu các điểm mạnh và phát huy những thành tố quan trọng là sẽ trở nên kiệt xuất!
Vậy những thành tố quan trọng của một nhà lãnh đạo cần có để phát huy và trở nên kiệt xuất là gì? Hãy cùng GapoWork khám phá trong nội dung bên dưới nhé!
Một nghiên cứu của Joseph Folkman và Jack Zenger - 2 nhà sáng lập của Tổ chức tư vấn phát triển lãnh đạo Zenger Folkman đã đã chỉ ra rằng, chỉ có 1% những người sở hữu năng lực suy xét tốt nhưng thiếu sự táo bạo có thể trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất. Theo đó, nghiên cứu đã đưa ra khẳng định: “nhà lãnh đạo kiệt xuất cần có bản lĩnh chấp nhận rủi ro, thách thức hiện trạng và tạo ra thay đổi cho tổ chức của mình. Tố chất quan trọng của một nhà lãnh đạo cần có chính là khả năng chấp nhận thử thách và dám bước ra khỏi vùng an toàn để tạo ra những bứt phá cho bản thân cũng như doanh nghiệp”.
Theo Zenger Folkman, các nhà lãnh đạo kiệt xuất có 16 năng lực khác biệt, đó là họ nói nhiều nhưng có uy, tạo ra “mệnh lệnh". Họ truyền cảm hứng và động viên người khác làm tốt hơn. Ở vị trí lãnh đạo, họ có khả năng xây dựng các mối quan hệ rộng và bền, phát triển được người khác, chia sẻ những kỹ năng cho đội ngũ của chính họ cải thiện, nâng cấp. Hơn thế, nhà lãnh đạo sở hữu tố chất tốt sẽ biết cách hợp tác và làm việc theo nhóm vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, một nhà lãnh đạo để trở nên kiệt xuất cũng cần phát triển tầm nhìn chiến lược, tiên phong trong thay đổi - sáng tạo, kết nối tổ chức với các nhóm bên ngoài, thiết lập mục tiêu thách thức và thể hiện sự chính trực cao…
Từ nghiên cứu của mình, Jack Zenger cho rằng: “Trong 16 năng lực cần và đủ của một nhà lãnh đạo kiệt xuất thì “sự trung thực” và “tính chính trực” là năng lực trụ cột, trọng tâm giúp người lãnh đạo trở thành “kiệt xuất”. Những người kiệt xuất thường có tâm lý muốn trở nên tốt hơn nên tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện bản thân”.
Tầm quan trọng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất đối với doanh nghiệp
Một nghiên cứu khác của Zenger Folkman với 850.000 nhà lãnh đạo trên thế giới cho thấy, người lãnh đạo kiệt xuất có thể cải thiện đáng kể sự hài lòng của khách hàng, giữ chân nhân tài và tăng gấp đôi lợi nhuận. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nếu người lãnh đạo không có điểm mạnh để trở thành kiệt xuất thì công ty chỉ đạt 34% lợi nhuận, nhưng chỉ cần họ có một điểm mạnh thì có thể tăng gấp đôi lợi nhuận cho công ty.
Cách lãnh đạo, vận hành, quản lý của các chủ doanh nghiệp cũng thể hiện mức độ gắn kết của nhân viên với công ty. Những người lãnh đạo giỏi, mức độ gắn kết của nhân viên với công ty lên đến 80 - 90%, còn với các lãnh đạo kém xuất sắc hơn thì mức độ gắn kết của nhân viên rất thấp.
Khảo sát của IBM trong năm 2013 với 1700 giám đốc điều hành tại 64 quốc gia cũng phản ánh rằng: 3 đặc điểm quan trọng của nhà lãnh đạo kiệt xuất là khả năng tập trung cao độ vào nhu cầu của khách hàng, khả năng cộng tác với đồng nghiệp và khả năng truyền cảm hứng. Trong đó, khả năng truyền cảm hứng mang lại kết quả nổi bật nhất vì sẽ khiến nhân viên tận tụy và gắn bó hơn với công việc.
Xem thêm:
Sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý
Thành tố quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo kiệt xuất
Alexander Đại Đế từng nói rằng: “Tôi không sợ một đàn sư tử khi nó bị dẫn dắt bởi một con cừu, tôi chỉ sợ một đoàn quân cừu nhưng lại bị dẫn dắt bởi một con sư tử”. Theo Alexander Đại Đế thì lãnh đạo là người liên quan trực tiếp đến sự thành bại của một nhóm, một tổ chức hay một công ty. Lãnh đạo không chỉ là người có sẵn những tố chất sinh ra để trở thành ông chủ”.
Theo các chuyên gia, năng lực lãnh đạo có thể được nâng cao qua học tập và đào tạo. Tuy nhiên, năng lực này khó thể đo lường và cũng rất khó để so sánh với một tiêu chuẩn chung nào đó. Bởi những người lãnh đạo kiệt xuất thường đặt ra mục tiêu lâu dài cho tổ chức. Họ làm việc với một thái độ cộng tác cao, dành thời gian để phát triển nhân viên và luôn khuyến khích những thành viên trong tổ chức của mình đổi mới, sáng tạo hơn. Họ cũng kết nối với nhân viên một cách chuyên nghiệp và sẵn sàng dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ cùng đội ngũ.
Tại Việt Nam, để cải thiện năng lực lãnh đạo, hầu hết các doanh nghiệp thường làm theo cách truyền thống là tập trung khắc phục điểm yếu. Thế nhưng, nghiên cứu của Zenger Folkman chỉ ra rằng: “Tập trung phát huy điểm mạnh của bản thân sẽ mang lại hiệu quả dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc cải thiện năng lực lãnh đạo”.
Ông Ngô Đình Đức - Tổng giám đốc Công ty Giải pháp Nhân lực Le & Associates (L&A) chia sẻ: “Khi chúng ta phát triển một năng lực trong tổ chức mà nếu cải thiện năng lực là thế mạnh thì sẽ dễ trở thành kiệt xuất”.
Theo Jack Zenger đã khẳng định, năng lực về tính chính trực và sự trung thực của một nhà lãnh đạo là quan trọng nhất nhưng cũng rất khó để nâng cao. Muốn cải thiện được năng lực này, chỉ có một cách duy nhất là phát huy những năng lực đồng hành như: quan tâm đến mọi người xung quanh, thể hiện sự quyết đoán, tích cực, lạc quan, tạo sự tin tưởng, truyền cảm hứng thúc đẩy người khác...
Tất cả là một quá trình phấn đấu, bởi tài năng lãnh đạo không thể phát triển trong một ngày hay thời gian ngắn mà là cả một quá trình học tập, rèn luyện bền bỉ. Có như vậy, các chủ doanh nghiệp và những nhà quản lý mới có thể trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất.
Gợi ý: Nguyên tắc vàng giúp nhà lãnh đạo nâng cao hiệu quả quản lý
Công cụ ALL-IN-ONE và sự hỗ trợ đắc lực từ GapoWork
Quản trị một đội ngũ dù lớn hay nhỏ cũng chưa bao giờ là điều đơn giản nhưng với sự hỗ trợ từ công nghệ, các nhà lãnh đạo ngày nay có thể giải quyết được nhiều công việc cùng lúc một cách trực quan, cụ thể và hiệu quả nhất. Hiện nay giải pháp đa nền tảng All in one đang được ưu tiên hàng đầu giúp tối ưu hóa quy trình làm việc cũng như hạn chế thời gian đào tạo, tiếp cận nhưng cần nhiều chi phí để đưa vào sử dụng.
GapoWork là Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện giúp giảm tải các công đoạn trong quản lý công việc với hàng loạt tính năng được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp. Giao diện thân thiện dễ dàng kết nối, bất cứ thành viên nào trong tổ chức đều có thể tiếp cận và sử dụng GapoWork để giúp nội bộ kết nối và tương tác hiệu quả hơn. Cùng GapoWork đồng hành cùng bạn trên chặng đường phát triển và thành công!
Có thể bạn chưa biết: 10 trang blog dành cho nhà lãnh đạo
GapoWork mang đến giải pháp cho các nhà lãnh đạo với công cụ all in one thúc đẩy hiệu suất làm việc nhân viên lên tới 89%.
- Giao việc thông minh, giúp nâng cao hiệu suất công việc.
- Giao việc đúng người, đúng thời điểm bằng MiniTask. Dễ dàng kiểm soát deadline và quản lý tiến độ công việc.
- Tính năng Sơ đồ tổ chức hỗ trợ quản lý tổng quát các bộ phận và chuyên sâu tới tận từng nhân viên.
- Khảo sát, Thăm dò ý kiến của các thành viên trong đội ngũ về kế hoạch của dự án.
- Công cụ Ghi nhận, khen thưởng thành tích giúp đội ngũ có thêm động lực làm việc.
- Giao tiếp và kết nối tổ chức hiệu quả.
- Họp trực tuyến hiệu suất cao với tính năng Zoom không giới hạn được tích hợp sẵn trên nền tảng.
- Cung cấp bộ công cụ hỗ trợ làm việc nhóm hiệu quả: Hệ thống group/chat; lưu trữ gửi file tài liệu lên tới 2GB; gọi điện và nhắn tin miễn phí.
- Hỗ trợ làm việc và quản lý hiệu quả dù ở bất cứ nơi đâu: các chi nhánh cửa hàng, làm việc từ xa.
- Phát triển các hoạt động truyền thông nội bộ từ đó thúc đẩy xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.
- Cung cấp công cụ hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ online với quy mô toàn công ty để lãnh đạo, quản lý chia sẻ về: Giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty tới các thành viên (Zoom không giới hạn, Bảng tin, Poll vote, Livestream).
- Tạo các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng nhân viên hiệu quả (tính năng Zoom không giới hạn, Nhóm chung/ Nhóm chat toàn công ty).
- Thu thập ý kiến tập thể về các sự kiện, hoạt động, quy định chung của tổ chức nhanh chóng hơn (công cụ Thăm dò ý kiến).
- Giúp nhân viên dễ dàng nghe, nhìn và cảm nhận, chia sẻ ý kiến mỗi ngày từ đó hình thành nên suy nghĩ, thói quen phù hợp với văn hóa chung của tổ chức (qua Khảo sát, Thông báo trong Nhóm chung, nhóm Chat, Bảng tin của công ty…).
- Tăng sự gắn bó với tổ chức, giúp nhân viên khẳng định được vai trò của mình (công cụ Ghi nhận).
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan