Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Bí quyết chinh phục mọi ứng viên
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp được sử dụng nhiều trên thị trường lao động khi tuyển dụng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của nó. Bên cạnh việc thu hút được ứng viên tiềm năng, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp còn đem đến nhiều giá trị to lớn giúp đóng góp đến sự phát triển của tổ chức.
Thị trường lao động ngày càng khốc liệt, đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm và chuyên môn để thích ứng thật nhanh với công việc. Tuy nhiên ứng viên tiềm năng cũng có nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn với những tiêu chí riêng nên việc tìm kiếm những nhân sự tài năng và thực sự phù hợp là một bài toán không đơn giản. Cùng một vị trí tuyển dụng, các công ty không có sự chênh lệch lớn về mức lương, điều làm nên sự khác biệt và thu hút ứng viên chính là thương hiệu của tổ chức đó.
Tại sao Thương hiệu cho doanh nghiệp lại quan trọng?
Thuật ngữ thương hiệu cho doanh nghiệp được hiểu là nhận thức về giá trị, hình ảnh môi trường làm việc mà doanh nghiệp muốn định hình tới mọi người với vai trò của nhà tuyển dụng, được đánh giá bởi chính trải nghiệm của người lao động, từ đó tạo nên sự khác biệt so với đối thủ khác.
Công tác xây dựng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Theo một báo cáo của iCIMS: “Có đến 86% người làm nghề nhân sự đồng ý với quan điểm hoạt động tuyển dụng ngày càng có nhiều điểm tương đồng với Marketing” và “84% ứng viên dựa vào danh tiếng của công ty để quyết định nộp hồ sơ xin việc”.
- Thu hút được nhiều ứng viên: Một doanh nghiệp tốt cũng giống như một ngôi trường danh tiếng, luôn có lượng hồ sơ nguyện vọng cao. Những công ty lớn thường có quy trình, tiêu chí lựa chọn nhân sự riêng, từ đấy tìm kiếm và sàng lọc được những ứng viên phù hợp nhất.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian tuyển dụng: Theo một khảo sát của SHRM, chi phí trung bình để tìm kiếm một nhân sự mới là 98 USD/ngày, quá trình này có thể kéo dài đến 42 ngày, với cấp quản lý còn cao hơn nhiều.
Chưa kể nếu trong thời gian thử việc, ứng viên nhận thấy không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, họ có thể rời đi, dẫn đến tổn thất phần chi phí bỏ ra để tuyển dụng và đào tạo ứng viên đó.
Những doanh nghiệp với thương hiệu rõ ràng, định hướng và lộ trình cụ thể giúp tối ưu chi phí và rút ngắn được nhiều thời gian sàng lọc hồ sơ ứng viên.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Một môi trường làm việc lý tưởng không chỉ thu hút nhiều ứng viên mà còn giữ chân được người tài, nuôi dưỡng niềm tự hào và tạo động lực cho nhân sự của doanh nghiệp hơn.
Cách để cải thiện Thương hiệu của doanh nghiệp
Hiểu rõ được tầm quan trọng của thương hiệu, doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác xây dựng một cách bài bản và chỉn chu nhất. Đây không phải là việc riêng của một bộ phận hay bất cứ cá nhân nào, mà cần được đóng góp bởi tất cả các thành viên trong tổ chức.
1. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến thương của doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng
Trước khi bắt đầu lên kế hoạch cải thiện thương hiệu tổ chức cần xác định các yếu tố cấu thành ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp nên lưu ý:
- Mô hình hoạt động và văn hóa doanh nghiệp.
- Môi trường làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Văn hóa giao tiếp và sự ghi nhận.
- Phúc lợi công ty, chế độ lương và thưởng.
- Cơ hội và phát triển.
Dựa vào những tiêu chí trên doanh nghiệp có thể cân nhắc, điều chỉnh các phương án từ đấy đem đến được hình ảnh phù hợp, tích cực và hiệu quả nhất tới cho mọi người.
2. Đánh giá Thương hiệu của mình
Nhà tuyển dụng cần hiểu rõ được vị trí, lợi thế của thương hiệu để tiến hành so sánh với các đối thủ nhờ đó có thể truyền tải thông điệp tới cộng đồng một cách rõ ràng nhất. Trong các báo cáo từ Gallup, LinkedIn, Glassdoor đã chỉ ra rằng: “Những tổ chức có thương hiệu mạnh khi thực hiện công tác tuyển dụng sẽ tiết kiệm được 43% chi phí.”
Việc đánh giá môi trường làm việc nên được tiến hành định kỳ và theo quy trình bài bản. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ hiểu được mình có gì và mình cần gì, đưa được ra giải pháp để nâng cao giá trị thương hiệu của mình và thu hút nhân sự hơn.
3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên giá trị thương hiệu. Sản phẩm, công nghệ, cách quản lý và con người luôn thay đổi từng ngày nhưng thương hiệu và văn hóa của công ty sẽ tồn tại mãi theo thời gian. Đây là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu vào quá trình định hình thương hiệu cho công ty của bạn.
Xuất phát từ tầm nhìn sứ mệnh cũng như giá trị cốt lõi của công ty, góp phần lan tỏa định hướng rõ ràng và cụ thể hơn tới nhân sự trong doanh nghiệp và thu hút những con người có cùng định hướng và cống hiến vì mục tiêu phát triển thương hiệu.
Để các thành viên thấm nhuần được tư tưởng và giá trị của công ty, văn hóa doanh nghiệp cần được cập nhật và củng cố thường xuyên, có thể sử dụng các tính năng như Bài post/ Livestream/Zoom để truyền tải thông điệp và văn hóa của công ty mỗi ngày trên nền tảng GapoWork. Một thương hiệu mạnh là nơi mà các thành viên nhận thức được rõ ràng vai trò của bản thân và công hiến, làm việc vì mục tiêu chung của tổ chức.
4. Tăng sự gắn kết
Cách ứng xử trong môi trường công sở quyết định trực tiếp tới sự gắn bó của nhân sự với nhau và với doanh nghiệp. Giữ chân người tài không chỉ nên tập trung vào vấn đề tăng lương, hãy thường xuyên ghi nhận nỗ lực của nhân viên và tạo cơ hội để phát triển năng lực cá nhân cũng như xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Quản lý có thể công nhận thành tích của từng cá nhân trước tập thể với tính năng Ghi nhận, tạo động lực cho toàn thể nhân sự chăm chỉ làm việc hơn. Nhờ đó mọi người cố gắng phấn đấu đạt nhiều thành tích, phát huy hết năng lực bản thân để giúp tổ chức phát triển mạnh mẽ.
Qua một số hoạt động tập thể (chia sẻ văn hóa, giao lưu, thi đua,..) được tổ chức trên hệ thống, nhân viên sẽ cảm thấy phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Lời kết
Xây dựng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là một quá trình cần nhiều nỗ lực, nhưng nếu biết cách tổ chức sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Hiện nay, với sự góp mặt của công nghệ việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Có rất nhiều nền tảng và công cụ giúp ứng viên tìm kiếm và đánh giá các nhà tuyển dụng như Linkedin, Reviewcongty… Tuy nhiên, để xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt cần có sự nỗ lực từ chính nội bộ công ty đó, vì thế hãy tận dụng công nghệ để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý nhân sự cũng như tăng kết nối giữa các thành viên.
Với những tính năng phát triển dành riêng cho doanh nghiệp, GapoWork - Công cụ giao tiếp đội nhóm và quản lý công việc toàn diện là giải pháp giúp kết nối và giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp thuận tiện và nhanh chóng hơn. GapoWork góp phần tăng hiệu suất làm việc nhân viên đến 89% và phát triển các hoạt động truyền thông nội bộ nhờ bộ công cụ All-in-one với chi phí 0 đồng. Từ đó, thúc đẩy niềm tin và tăng tự hào của nhân sự vào tổ chức, tăng điểm tuyển dụng cho doanh nghiệp.
Sau cú bắt tay với ông lớn ứng dụng họp nhóm Zoom Global, GapoWork đã tích hợp Zoom thành một tính năng có sẵn trên hệ thống. Hiện nay, GapoWork đang triển khai chương trình: Tài trợ 100% tài khoản GapoWork đã tích hợp tính năng Zoom không giới hạn cho 1000 doanh nghiệp và tổ chức.
GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn
Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!
Bài viết liên quan