Tính năng
Tại sao nên chọn GapoWork
Tin tức
GapoWork cho người Việt

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp, cũng như sự thành công hoặc thất bại của một công ty. Nếu xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, đó sẽ là tiền đề giúp hình thành môi trường làm việc tích cực, thân thiện và sáng tạo.

Theo dõi bài viết dưới đây của GapoWork để tham khảo 5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp thành công.

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 1
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một tổ chức

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp (corporate culture) là tập hợp các giá trị, quan niệm, thái độ, hành vi, nhận thức của một công ty. Những giá trị ấy được mọi thành viên trong công ty công nhận và hành động như một thói quen.

Được coi như là tấm áo nhận diện và phản ánh đời sống tinh thần của tổ chức, văn hoá doanh nghiệp chính là sợi dây để gắn kết các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp quyết định sự tồn tại lâu dài của một tổ chức.

Các yếu tố quan trọng cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Để nhân sự hình dung rõ các giá trị và noi theo, văn hoá doanh nghiệp sẽ được hiển thị qua nhiều yếu tố, bao gồm cả vô hình và hữu hình. Cụ thể: 

Tầm nhìn

Tầm nhìn biểu thị cho bức tranh phát triển trong tương lai mà doanh nghiệp muốn hướng đến, bao gồm các khía cạnh như mục tiêu, phạm vi hoạt động, tầm nhìn về tài chính - khách hàng - xã hội. Tầm nhìn cũng giúp tạo động lực cho nhân viên, thu hút các nhà đầu tư và khách hàng, và giúp công ty xác định mục tiêu lâu dài của mình để có thể phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 2
Tầm nhìn là bức tranh phát triển trong tương lai mà doanh nghiệp muốn hướng đến

Con người

Yếu tố con người, hay cụ thể hơn là nhân sự sẽ trực tiếp thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, lãnh đạo và quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Họ cần có khả năng định hướng, lãnh đạo và tạo động lực cho nhân viên, đưa ra các quyết định đúng đắn và công bằng.

Giá trị

Giá trị sẽ là thước đo, là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi, quan điểm, giúp doanh nghiệp đạt được tầm nhìn đề ra. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm những nguyên tắc cơ bản, nội quy được ban bố và áp dụng trong mọi hoạt động. 

Thực tiễn

Yếu tố thực tiễn đóng vai trò hiện thực hóa tất cả những tầm nhìn và giá trị trên lý thuyết của doanh nghiệp. Chúng bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng, chiến lược kinh doanh hiệu quả, quản lý tài chính và nguồn lực, khả năng thích nghi với thị trường, nhân sự chất lượng, tôn trọng đạo đức và giá trị và công nghệ và đổi mới. Nếu một doanh nghiệp tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì doanh nghiệp ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo đúng những gì đã tuyên bố.

Tại sao cần phát triển văn hoá doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp được ví như linh hồn và đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp không chỉ góp phần tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hình ảnh tốt trên thị trường. Nó còn giúp giảm thiểu rủi ro và xung đột trong tổ chức, nâng cao năng suất và đạo đức của đội ngũ nhân viên, từ đó tạo tiền để giúp công ty đạt được mục tiêu của mình một cách hiệu quả hơn.

Phân tích sau đây sẽ giúp bạn hiểu đúng vai trò của văn hóa doanh nghiệp:

Thu hút ứng viên, củng cố nguồn lực

Thực tế cho thấy tất cả mọi người đều muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin. Đó là lý do tại sao các chuyên gia nhân sự đồng ý rằng, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn để thu hút nhân viên tiềm năng. 

Bên cạnh đó, nền văn hóa tích cực còn giúp doanh nghiệp giữ chân những tài năng hàng đầu – điều đặc biệt có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến hiện nay.

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 3
Nền văn hóa tích cực giúp doanh nghiệp giữ chân những tài

Hạn chế các xung đột nội bộ

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp thu hẹp khoảng cách và nâng cao mức độ gắn kết tại nơi làm việc. Văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động.  

Đẩy mạnh hiệu suất và chất lượng công việc

Một công ty chú trọng đến việc phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ quan tâm đến quyền lợi của nhân sự, tìm cách giảm thiểu tối đa những căng thẳng và áp lực. Ngược lại, nhân viên sẽ tận tâm và nhiệt huyết với công việc khi họ cảm thấy nỗ lực của mình được trân trọng, đang cống hiến cho sứ mệnh chung và hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. 

Quy trình 5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Để xây dựng một văn hoá doanh nghiệp tốt, công ty cần có một chiến lược và kế hoạch rõ ràng, đưa ra các giá trị cốt lõi và các quy tắc, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của nhân viên, và đưa ra các hoạt động và chính sách hỗ trợ việc thực hiện văn hoá doanh nghiệp đó.

Dưới đây là 5 bước quy trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp:

Bước 1: Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp là một bước quan trọng để xem xét lại các giá trị, thái độ và hành vi của nhân viên trong công ty. Thực hiện đánh giá có thể được thực hiện thông qua các bước, bao gồm: 

  • Phân tích các giá trị cốt lõi của công ty
  • Sự phù hợp giữa giá trị và hành vi của nhân viên
  • Tiến hành khảo sát nhân viên
  • Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng,...

Đồng thời, cần nắm rõ những dấu hiệu của một nền văn hóa độc hại như: Tuyển dụng liên tục, Tính kỷ luật và chấp hành nội quy kém, Giao tiếp nội bộ rời rạc,.. Hãy ngay lập tức xếp chúng vào “danh sách đen” để tìm ra biện pháp cải thiện.

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 4
Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định rõ ràng mục tiêu và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn hướng tới

Để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải trả lời các câu hỏi như: 

  • Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? 
  • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì? 
  • Làm thế nào để hiện thực hóa những mục tiêu và giá trị cốt lõi đề ra? 

Việc xác định rõ ràng mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có một hướng đi rõ ràng và phù hợp với chiến lược của mình. Việc này cần được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của thị trường và xã hội.

Bước 3: Lên kế hoạch hành động chi tiết

Khi bạn đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp, tiếp theo là lúc nghĩ tới làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa chúng. Kế hoạch hành động của doanh nghiệp sẽ bao gồm các mục tiêu, thời gian, hoạt động và trách nhiệm cụ thể. Đâu là nhiệm vụ cần ưu tiên? Nguồn lực hiện có như thế nào và cần hỗ trợ thêm gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành là bao lâu?

Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp có thể bao gồm việc đào tạo nhân viên, thiết lập các chính sách mới, giám sát và đánh giá tiến trình, và cung cấp thông tin và phản hồi cho nhân viên về văn hóa doanh nghiệp mới.

Bước 4: Triển khai xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Triển khai là giai đoạn hiện thực hóa những mục tiêu và hành động nằm trong bản kế hoạch. Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập một bộ phận hoặc đơn vị phụ trách việc phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đó có thể là ban lãnh đạo, đại diện cấp quản lý của từng phòng ban và đôi khi là bộ phận Nhân sự và Truyền thông nội bộ.

Sau khi ban hành quy định, quy chế chung, hãy tổ chức các buổi đào tạo, hoặc trò chuyện giữa để tập thể nhân viên hiển về giá trị văn hóa công ty cũng như kêu gọi hành động từ họ. Đừng quên tích hợp giá trị của văn hóa doanh nghiệp vào các hoạt động hàng ngày và đặt mình vào vị trí của nhân viên để nhận biết các trở ngại thay đổi và giải quyết chúng.

Bước 5: Đo lường hiệu quả phát triển văn hóa doanh nghiệp

Việc đánh giá và cải thiện liên tục là rất quan trọng để đảm bảo rằng văn hóa doanh nghiệp được phát triển và duy trì một cách hiệu quả, kịp thời giải quyết những vấn đề tồn đọng và đưa ra định hướng phù hợp hơn.

Trong bước đánh giá này, doanh nghiệp có thể xem xét một số cách thức như: Tiến hành khảo sát về sự hài lòng của nhân viên; Đo lường các chỉ số (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, (eNPS) – Chỉ số đo lường sự gắn kết của nhân viên; (ESI) – Chỉ số hài lòng của nhân viên.

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 5
Đo lường hiệu quả phát triển văn hóa doanh nghiệp

Cách duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không phải chỉ xây dựng trong một hai ngày, đó là cả một quá trình dài hạn. Do đó ngoài việc lên kế hoạch, các nhà lãnh đạo còn cần đưa ra định hướng làm thế nào để giữ vững đặc trưng văn hóa doanh nghiệp. 

Dưới đây là một số giải pháp được gợi ý để phát triển văn hóa doanh nghiệp:

Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng

Tuyển dụng đúng người không chỉ dựa vào năng lực, mà còn cần xem xét mức độ phù hợp của ứng viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn tuyển dụng nên được xây dựng dựa trên những giá trị của văn hóa doanh nghiệp. 

Hỗ trợ nhân viên hòa nhập văn hóa doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển nhân viên là một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng nhân sự hình dung và thấm nhuần các giá trị của văn hóa doanh nghiệp, có những đóng góp tích cực vào công việc. Để nhân viên hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, công ty cần cung cấp thông tin và giải thích rõ ràng về các giá trị cốt lõi, các quy tắc và quy trình, cách thức làm việc và cách thức giao tiếp trong công ty.

Bên cạnh đó, hãy cho họ cơ hội để giao lưu và kết nối, đóng góp ý kiến và ý tưởng. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các sự kiện hoặc chương trình team building, giúp nhân viên có cơ hội giao lưu, trò chuyện và tạo sự gần gũi với nhau.

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 6
Công ty giới thiệu cho nhân sự về các giá trị thuộc văn hóa doanh nghiệp

Phát huy vai trò của người lãnh đạo

Lãnh đạo của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo cần phải là người noi gương thực hiện những theo những chuẩn mực, quy tắc đề ra. Bên cạnh đó, những “nhà tiên phong" còn được kỳ vọng kiến tạo nên một môi trường làm việc tích cực bằng cách động viên, hỗ trợ và tôn trọng nhân viên.

Đánh giá và cải thiện liên tục

Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng văn hóa doanh nghiệp được duy trì và phát triển một cách hiệu quả. Việc đánh giá và cải thiện liên quan đến việc đo lường tiến trình đạt được các mục tiêu, phản hồi từ nhân viên và khách hàng, và xác định các điểm yếu và cơ hội để cải thiện.

Đồng thời, công ty cũng cần lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên và thực hiện các thay đổi cần thiết để cải thiện văn hóa doanh nghiệp và giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn.

GapoWork - Giải pháp củng cố và phát triển văn hoá doanh nghiệp

Trong số những công cụ hỗ trợ xây dựng và phát triển doanh nghiệp, GapoWork chính là giải pháp công nghệ hàng đầu được nhiều tổ chức tin tưởng và lựa chọn. Tính đến nay, giải pháp GapoWork đã được triển khai thành công cho hơn 1000 doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức lớn như BIDV, EVN, Momo, HSV Group,... 

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 7
GapoWork là nền tảng lý tưởng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Với mục tiêu củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp, kiến tạo không gian kết nối và gắn kết nhân sự toàn công ty, GapoWork cung cấp bộ công cụ gồm 26+ tính năng với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Livestream và chia sẻ bài đăng trên Bảng tin chung để giới thiệu văn hóa doanh nghiệp, truyền cảm hứng và  gắn kết nhân viên tuyến đầu với trụ sở chính. Xóa bỏ khoảng cách giữa lãnh đạo và đội ngũ thông qua các hoạt động truyền thông nội bộ trực tuyến. 
  • Nhóm chung là nơi nhân sự có thể cập nhật nhanh nhất các tin tức về hoạt động của tổ chức, những sự kiện quan trọng sắp diễn ra. 
  • Tính năng Khảo sát, Thăm dò ý kiến và Hỏi đáp ẩn danh tạo cơ hội và khuyến khích tinh thần đóng góp, xây dựng văn hóa của nhân sự.
  • Họp nhóm qua Google Meet hoặc Livestream để triển khai các buổi đào tạo, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, giới thiệu nhân viên mới.
  • Thư viện GapoWork lưu trữ không giới hạn mọi loại tài liệu, dễ dàng tìm kiếm và chia sẻ thông tin nhanh chóng. 
  • Tính năng Ghi nhận vinh danh thành tích, góp phần thúc đẩy tương tác và thi đua giữa các cá nhân, bộ phận.  
5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 8
Khuyến khích tinh thần đóng góp, xây dựng văn hóa của nhân sự trên GapoWork

Tổng kết

Trên đây là 5 bước giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp tích cực và hiệu quả. Bên cạnh việc đưa ra kế hoạch và chiến lược cụ thể, điều quan trọng nhất trong hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là sự cam kết của lãnh đạo và các nhân viên trong công ty, đồng thuận thực hiện và duy trì các hoạt động một cách liên tục.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của công tác củng cố văn hóa trong tổ chức, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn kênh truyền thông nội bộ phù hợp với đặc điểm và bắt kịp xu hướng công nghệ hiện nay. Nền tảng giao tiếp GapoWork là một trong những giải pháp hàng đầu giúp các nhà quản trị kiến tạo không gian số thông qua bộ công cụ gồm 26+ tính năng.

Đăng ký trải nghiệm miễn phí 7 ngày giải pháp GapoWork để xây dựng môi trường lao động hoàn thiện cùng nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh!

5 bước xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững - Ảnh 9

GapoWork gợi ý:

GapoWork - Không gian làm việc số
sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn

Đăng ký ngay để sở hữu bộ giải pháp giúp tăng hiệu quả
kết nối và nâng cao hiệu suất đội ngũ!

Nhận tư vấn
GapoWork - Không gian làm việc số sẵn sàng cho doanh nghiệp của bạn